de-bai-doc-hieu-ve-chu-de-dung-so-vap-nga

Đề bài: Đọc – hiểu về chủ đề đừng sợ vấp ngã

Chủ đề đừng sợ vấp ngã

Đề bài 1:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

(Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1 (0.5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2(0.5 điểm): Theo tác giả, người lúc nào cũng sợ thất bại là người như thế nào
Câu 3 (1.0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn: “Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì”?
Câu 4 (1.0 điểm): Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất từ đoạn trích trên.

* Gợi ý trả lời:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: nghị luận.

Câu 2: Theo tác giả, một người lúc nào cũng sợ thất bại là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được

Câu 3:

– Một người mà không chịu mất gì nghĩa là không chấp nhận mất mát về thời gian, công sức, tiền bạc, trí tuệ…thì sẽ không được gì nghĩa là không đạt được thành công, không rút ra được những bài học kinh nghiệm, không có sức mạnh, bản lĩnh ý chí vươn lên… và không thể trưởng thành trong cuộc đời.

Câu 4: HS trình bày ý kiến cá nhân nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Chẳng hạn: Đừng sợ thất bại, sai lầm, đừng sợ mọi thử thách, gian khổ, hãy bản lĩnh, tự tin đối mặt với mọi sóng gió để rèn luyện bản thân.


Đề bài 2:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…

Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã  trao nhầm đối tượng.

(…) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi…”

(Trích: Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã – Nguồn: www.vietgiaitri.com, 4/6/2015)

Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 2: Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì?
Câu 3: Theo anh/chi vì sao tác giả lại cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”?
Câu 4: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó? (1điểm)

* Hướng dẫn làm bài:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Câu 2: Nội dung đoạn trích:

– Ai cũng từng bị vấp ngã. Nhiều người đứng dậy và bước đi nhẹ nhàng. Nhưng có người không thể đứng dậy.
– Hãy biết đứng lên sau vấp ngã vì mỗi lần vấp ngã là một lần ta rút ra được những bài học cho bản thân.
– Tuổi trẻ trôi đi rất nhanh, hãy sống hết mình để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ.

(Học sinh có thể trình bầy theo nhiều cách nhưng vẫn hướng vào nội dung nói trên)

Câu 3: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai:

– Về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân.

– Một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng.

Câu 4:  Học sinh trả lời được một trong ba phép tu từ sau:

– Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (Đừng để khi) ; điệp cấu trúc ngữ pháp (lặp cấu trúc ngũ pháp); đối lập (tia nắng…đã lên >< giọt lê….rơi).

Tác dụng:

+ Điệp ngữ; điệp cấu trúc ngữ pháp: Tạo âm hưởng nhịp nhàng, cân đối. Nhấn mạnh, khuyến khính mọi người hãy từ bỏ những ưu phiền để sống vui vẻ, hòa nhịp với thế giới xung quanh…

+ Đối lập: Làm nổi bật sự trái ngược giữa ngoại cảnh với tâm trạng con người, nhằm khích lệ con người từ bỏ những ưu phiền, hướng đến cuộc sống vui tươi, ý nghĩa….


Đề bài 3:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

ĐỪNG SỢ BỊ TỔN THƯƠNG

Có một số người, vì đã từng chịu đựng nỗi đau nào đó trong quá khứ, mà trở nên khép kín và vô cảm với cuộc đời này. Họ tin rằng khi co rúc trong vỏ ốc của riêng mình, không còn quan tâm đến tình yêu thì sẽ được an toàn. Trong tư thế phòng thủ, những người ấy luôn e dè, giấu giếm cảm xúc vì sợ người khác có thể nhìn thấu tâm can mình, thấy được một tâm hồn yếu đuối, dễ bị tổn thương. Nếu cứ mãi như thế, họ không thể nào vượt qua chính mình để đưa các mối quan hệ tiến lên một tầm cảm xúc mới. Cảm giác cô đơn, trống trải sẽ càng dằn vặt tâm hồn họ. Đến một lúc nào đó, khi nhìn lại quanh mình, những người ấy sẽ nhận ra chẳng có lấy một người bên cạnh để yêu thương và thật lòng với họ nữa. Nhưng điều điều đó nào có phải bởi mọi người bỏ rơi họ, mà chính vì cánh cửa tâm hồn họ đã đóng kín.

Nỗi đau sẽ càng nhân lên gấp bội khi ta giữ mãi nó trong lòng. Ta vẫn thường nói rằng thời gian chính là phương thuốc chữa trị vết thương lòng một cách hữu hiệu, nhưng liệu phương thuốc ấy có thể giúp được gì khi ta cứ cố tình khơi gợi vết thương hàng ngày bằng việc dằn vặt, oán hận? Chúng ta chỉ có thể thoát khỏi nỗi đau bằng cách đi xuyên thẳng qua nó, học cách phớt lờ hay suy nghĩ về nó một cách đơn giản hơn. Những buồn đau, lỗi lầm đã thuộc về quá khứ, còn ta vẫn phải tiến bước trên cuộc đời này. Hãy mạnh dạn sống theo trái tim mình. Có thể bạn sẽ gặp tiếp những nỗi đau khác, có thể trái tim của bạn sẽ lại bị tổn thương một lần nữa, nhưng điều đó đâu có nghĩa là cuộc đời này đã đến lúc chấm dứt. Đau khổ, gục ngã và lại tiếp tục tiến bước – xét cho cùng đó là ý nghĩa của cuộc sống này.

(Trích Bí mật của hạnh phúc)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?
Câu 2. Nêu vấn đề bác bỏ trong đoạn trích trên?
Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói Đau khổ, gục ngã và lại tiếp tục tiến bước – xét cho cùng đó là ý nghĩa của cuộc sống này.
Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh (chị) rút ra được khi đọc đoạn trích trên là gì?


Tham khảo:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang