Dàn bài: Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ

dan-bai-phan-tich-dien-bien-tam-li-cua-nhan-vat-mi-trong-dem-cat-day-troi-cuu-a-phu

Anh/Chị hãy phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ trong đoạn trích truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

I. Đặt vấn đề:

– Tô Hoài để lại cho nền văn học nước nhà gần hai trăm đầu sách với nhiều thể loại khác nhau. Tác phẩm của Tô Hoài hấp dẫn người đọc nhờ vốn hiểu biết sâu sắc về phong tụctập quán của nhiều vùng đất, khả năng quan sát tinh tường; nhờ lối trần thuật tự nhiên, hóm hỉnh của một người từng trảisắc sảo và vốn ngôn ngữ đặc biệt phong phú

– Tập Truyện Tây Bắc (1953) là kết quả từ chuyến đi thực tế của Tô Hoài lên miền Tây Bắc. Thiên nhiên và con người nơi đây đã để lại trong tâm hồn nhà văn nhiều ấn tượng sâu sắc. Ông viết tập truyện ngắn này như để trả món nợ ân tình với miền đất ấy.

– Vợ chồng A Phủ (1952) được coi là truyện ngắn thành công nhất của tập Truyện Tây Bắc. Tác phẩm xoay quanh số phận của Mị và A Phủ – hai con người đã phải nếm trải bao đau khổ, bất hạnh trong xã hội cũ. Nhân vật Mị tiêu biểu cho số phận cay cực, đau khổ và nguồn sức sống tiềm tàng trong tâm hồn người phụ nữ lao động miền cao.

– Giới thiệu vấn đề nghị luận

II. Giải quyết vấn đề:

1. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ:

– Sau đêm bị A Sử trói đứng vào cột nhà, Mị lại rơi vào cái chết tinh thần còn nặng nề, đau đớn hơn trước. Cô tự tách biệt khỏi cuộc sống của con người, chỉ còn biết “chỉ còn ở với ngọn lửa”. Mị thờ ơ, dửng dưng với mình và vô cảm với mọi sự xung quanh. A Sử đi chơi về bắt gặp Mị ngồi sưởi lửa liền đánh Mị ngã ngay xuống bếp lửa, nhưng “đêm sau Mị vẫn ra sưởi lửa như đêm trước”. Khi A Phủ bị trói, đêm nào Mị dậy thổi lửa sưởi nhìn sang củng thấy “mắt A Phủ mở trừng trừng” mà cô vẫn thản nhiên tới mức nếu “A Phủ có là cái xác chết đứng cũng thế thôi”…

– Vậy mà từ vực sâu của trạng thái vô cảm ấy, tâm hồn Mị vẫn có thể hồi sinh. Điều kì diệu này đã được nhà văn khám phá, khắc họa bằng một quá trình diễn biến tâm lí chân thực, hợp lí:

+ Sự thức tỉnh bắt đầu từ khoảnh khắc Mị nhìn thấy “nước mắt bò xuống hai hõm má xám đen của A Phủ”. Nhìn thấy tình cảnh ấy “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”…

Nỗi thương mình trỗi dậy khiến Mị đồng cảm sâu sắc với nỗi đau khổ của những người cùng cảnh ngộ và phẫn nộ trước tội ác của bọn quan lang: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác”. Nhìn lại A Phủ, Mị cảm biết được tất cả nỗi đau đớn mà con người khốn khổ ấy phải gánh chịu “Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết” và bất bình thay cho A Phủ “người kia, việc gì mà phải chết thế”.

+ Dòng suy nghĩ miên man đưa Mị đến tưởng tượng về một lúc nào đó, A Phủ trốn được, Mị bị cha con thống lí buộc tội và phải trói thay vào cây cột kia – mà “cũng không thấy sợ”…

– Bấy nhiêu cảm xúc đã mang đến cho Mị nguồn sức mạnh to lớn để vượt lên nỗi sợ cường quyền, cắt dây trói cứu A Phủ. Và lòng ham sống mãnh liệt đã giúp cô vượt qua cả nỗi sợ thần quyền để tự cứu mình…

2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Mị của Tô Hoài:

– Với nhân vật Mị, tác giả chọn điểm nhìn từ bên trong để tái hiện những quá trình tâm lí phong phú, phức tạp. Qua đó, tái hiện những diễn biến, những đổi thay trong tâm hổn người con gái miền cao lặng lẽ mà mạnh mẽ, quyết liệt trong khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc…

– Tác giả không chỉ miêu tả mà còn lí giải một cách hợp lí, chặt chẽ từng trạng thái cảm xúc, từng đổi thay trong nội tâm nhân vật. Nhờ vậy, nhân vật đã có được sức sống nội tại.

III. Kết thúc vấn đề

Bằng sự thấu hiểu, cảm thông, trân trọng con người và tài nghệ phân tích tâm lí nhân vật, Tô Hoài đã tạo dựng thành công nhân vật Mị – hình tượng tiêu biểu cho số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ nghèo miền Tây Bắc trước Cách mạng. Bị vùi dập, đày đọa trong đau khổ, tủi nhục nhưng tâm hồn họ vẫn tràn đầy khát vọng tự do, khát vọng hạnh phúc…

Anh/Chị hãy phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ trong đoạn trích truyện Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.