»» Nội dung bài viết:
Suy nghĩ về lối sống tự lập, không ỷ lại người khác
“Cho dù là trẻ con đi nữa, cũng không thế là trẻ con mãi được. Phải trưởng thành, phải trở thành người lớn. Vì vậy, ngay từ nhỏ, không được ỷ lại, không trồng chờ vào người khác chừng nào tốt chừng nấy. Tự mình đánh răng, rửa mặt, tự mình mặc quần áo, mang tất… Ngoài ra, những việc gì mình cố thể làm thì nên đê ỷ tự mình làm”. (Fukuzawa Yukichi, nhà tư tưởng Nhật Bản)
Viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ lời khuyên trên.
- Mở bài:
Muốn thành công trong công việc, tự chủ bản thân và hạnh phúc trong cuộc sống, nhất định cần phải rèn luyện đức tính tự lập. Tự lập là sức mạnh đầu tiên và mạnh mẽ nhất giúp con người chinh phục khó khăn, thử thách.
- Thân bài:
Tự lập là gì?
Tự lập là ý thức tự giác thực hiện những công việc, trách nhiệm liên quan đến bản thân như: tự giác học tập, tự chăm sóc bản thân, tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình…Người sống tự lập không bao giờ ỷ lại người khác
Ý nghĩa của tự lập:
+ Không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ, người thân, bạn bè ở bên giúp sức. Chúng ta buộc phải có khả năng chăm sóc, lo lắng cho bản thân mình. Tự lập là xu hướng của sự phát triển và kế thừa.
+ Có được tính tự lập sẽ có bản lĩnh đương đầu với khó khăn, thử thách. Người biết tự lập không sợ khó khăn gian khổ, sẵn sàng tiếp nhận công việc và vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt công việc mà không hề so sánh hay than vãn gì.
+ Tự lập còn là nền tảng của một con người có trách nhiệm, uy tín, đáng tin cậy. người có tính tự lập lúc nào cũng được người khác yêu thương, tin tưởng, giúp đỡ.
+ Không có tính tự lập, luôn dựa dẫm ỷ lại người khác sẽ không bao giờ trưởng thành, không hoàn thành tốt được công việc dù là nhỏ nhất. Người không có tính tự lập nhất định thất bại.
+ Không có giá trị nào trong cuộc sống trừ những gì bạn chọn đặt lên nó, và không có hạnh phúc ở bất cứ đâu trừ điều bạn mang đến cho bản thân mình.
Phê phán những người luôn dựa dẫm, ỷ lại vào những người xung quanh. Những người như thế sẽ không thể trưởng thành, dễ đầu hàng, thất bại khi gặp thử thách. Tự lập không có nghĩa là tách mình ra khỏi cuộc sổng, đôi lúc chúng ta vẫn cần sự trợ giúp của những người xung quanh để vượt qua những khó khăn lớn trong đời.
Bài học: Để có được tính tự lập cần rèn luyện bản thân cả về ý thức tự giác, tự lập lẫn tri thức vững mạnh. Cha mẹ, thầy cô cần định hướng rèn luyện cho con em, tránh việc bảo bọc quá mức.
- Kết bài:
Đừng sợ vấp ngã. Nếu còn sợ vấp ngã, bạn sẽ chẳng bao giờ biết sống tự lập, chẳng bao giờ làm được điều gì lớn lao. Hãy luôn tin tưởng ở bản thân, ý chí sẽ đẩy bạn tiến lên phái trước.
Bài tham khảo:
Nghi luận về tính tự lập trong mỗi con người
- Mở bài:
Con chim sinh ra phải học cách bay, phải học cách kiếm mồi; Con gà học cách mổ thóc, bói giun; Con trâu học cách gặm cỏ… Thế giới này muôn tồn tại thì luôn luôn mỗi sinh vật phải tự học cách tự lập, không thể phụ thuộc mãi. Con người cũng vậy, khi lông đã đủ, cánh đã rộng thì phải tự cất lên đôi cánh của mình để bay đi, không thể phó mặc cho cuộc đời muốn tới đâu thì tới, không thể ỷ lại, núp dưới bóng che của cha mẹ. Tự lập hay phó mặc cho cuộc đời là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ hiện nay đang lưỡng lự…
- Thân bài:
Biểu hiện của tự lập rất phong phú. Nó được thể hiện qua những hành vi từ rất nhỏ cho đến lớn lao. Một người nếu có ý thức tự lập cao thì ngay từ nhỏ họ đã có thể tự giặt quần áo cho chính mình. Khi đi học, làm bài gặp bài khó, họ tự suy nghĩ đủ mọi cách để giải được thì thôi, nếu vẫn không thể ra được, nằm ngoài khả năng của họ thì họ mới nhớ đến trợ giúp của bạn bè, thầy cô. Ấy cũng đã là tự lập. Chỉ hành vi nhỏ thôi đã có thể biết bạn là người tự lập hay không. Khi lớn lên rồi, thì tự lập sẽ có biểu hiện phong phú hơn.
Nhiều người khi làm sinh viên đã bắt đầu đi làm thêm kiếm tiền, lấy kinh nghiệm cho công việc tương lai của mình, không phải xin tiền cha mẹ. Khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, công việc gặp tai ương trắc trở thì họ không dễ gục ngã, nỗ lực đến cùng để vươn lên cho dù họ biết chỉ cần một cú điện thoại nhỏ để nhờ cậy cha mẹ giúp đỡ thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nhiều người sẽ nghĩ đó là ngốc nghếch, cái dễ dàng không chọn lại đi chọn cái phức tạp. Đó quả là một suy nghĩ sai lầm. Việc nhỏ trong khả năng của bản thân còn không làm nổi thì mãi mãi bạn chỉ biết sống núp dưới cái bóng của người khác, chỉ biết làm phiền đến người khác mà thôi.
Nhìn lại câu chuyện về Mai An Tiêm và quả dưa hấu, Mai An Tiêm là con nuôi của vua Hùng, muốn gì được nấy song chàng tự làm ra tất cả. Chàng có thể ngẩng cao đầu và tự hào rằng: Tất cả những thứ này, tất cả cơ ngơi này là do bàn tay tôi làm ra. Câu nói ấy đã làm cho vua Hùng tức giận, đày chàng ra đảo hoang tự sinh tự diệt. Song, với bản lĩnh đã được tôi luyện, với cách sống tự lập không sống phụ thuộc vào kẻ khác, chàng đã chứng minh được cho vua Hùng thấy bản lĩnh của mình, dâng lên vua cha quả dưa hấu lòng đỏ ngọt lịm như tấm lòng và nhân cách của chàng.
Tự lập giúp cho Mai An Tiêm đứng vững được trước sóng gió. Ta đặt giả định chàng chỉ là kẻ biết phó mặc cuộc đời, một kẻ sống không tự lập, như vậy khi cao giọng nhận thành quả về mình có thể đường đường chính chính không? Có thể sông trên đảo hoang mà không có người ở, không thức ăn nước uống, không một tấc sắt trong tay không? Tôi dám chắc là không? Thậm chí, nói thẳng ra là chưa đến 3 ngày đã chết vì đói khát, vì nhu nhược trên hòn đảo đó.
Xã hội ngày nay cái ăn không thiếu, nhiều gia đình có điều kiện thì con cái họ thậm chí không cần học hành, không cần làm việc họ vẫn ăn ngon, vẫn mặc đẹp, vẫn tiêu tiền, sống một cuộc sống đầy đủ mĩ mãn. Thế nhưng sống như vậy có đáng. Rất nhiều bạn trẻ đã chọn cách sống như vậy: sống bám vào cha mẹ, cứ đôi chút khó khăn đã kêu ca ầm ĩ, không thể tự vượt qua. Họ luôn có ý nghĩ là: Kệ mặc, đến đâu thì đến, dù sao cũng đã có cha mẹ, anh chị, bạn bè nâng đỡ. Nhiều người học hành không cần nỗ lực, thậm chí bỏ học suốt sa vào chơi bời cho đã vì biết cha mẹ đã lo lót trước cho hết rồi. Cần gì phải bằng cao, học nhiều, kiểu gì chả được ngồi vào vị trí “ngon”, lương tháng cao mà việc lại nhàn rỗi…
Tiêu những đồng tiền mà mình chăng phải bỏ mấy công sức thì biết bao nhiêu cho đủ? Bao giờ mới thỏa mãn được lòng tham của bản thân. Không biết được giá trị của mồ hôi công sức, thậm chí nước mắt và máu mới ra được đồng tiền, ra được thành quả thì làm sao biết quý trọng đồng tiền, quý trọng công sức lao động… Những người đó chẳng khác gì những con búp bê, những con lật đật để trang trí, để người khác sắp đặt trong xã hội này, mặc dù búp bê đó luôn luôn sang trọng, luôn sáng choang long lanh, đeo trên người những thứ đẹp đẽ giá trị… nhưng rốt cục cũng chỉ là thứ vô hồn, trống rỗng.
Tự lập, tự định đoạt cuộc sống hay phó mặc cho cuộc đời mình cho số phận – đó là do quyết định của bạn. Thế nhưng bạn cũng hãy nghĩ xem mình muôn là một con búp bê sung sướng hay là một người lao động chân chính biết tự hào về bản thân mình; muốn mình làm kẻ có ích cho xã hội này hay thích làm kẻ chi biết ngồi hưởng thụ trên công sức của kẻ khác?
Ai cũng ngưỡng mộ và coi trọng một người tự lập chứ không bao giờ tôn vinh một kẻ không chí khí chỉ biết phó mặc số phận và ăn bám. Và cũng phải nhắc tới một phần quan trọng từ cách giáo dục của cha mẹ, bạn bè, xã hội. Đừng cho con mình quá nhiều, đáp ứng tất cả những thứ nó muốn. Hãy dạy cho con biết tự lập ngay từ bé và từ bỏ tính kiêu ngạo coi mình là trung tâm. Xã hội cũng cần tôn vinh những con người ngày đêm cố gắng, ngày đêm sáng tạo giúp ích cho xã hội cho dù đó là người quét rác, người kéo xe bán than…
- Kết bài:
“Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý của con người nhưng con người sẽ làm nên sự cao quý của nghề nghiệp”. Chỉ những người nỗ lực, cố gắng hết mình cho công việc mình đang làm, tự lập cho cuộc sống thì mới đáng trân trọng. Nghề nghiệp chỉ cao quý khi con người cao quý. Con người chỉ cao quý khi họ biết tự lập, biết đứng bằng đôi chân của mình, biết quý trọng cái mình đang có, cái mình đang làm… Hãy sống tự lập, sống tự tin và mạnh mẽ để có thể thành công và hạnh phúc. Bạn chính là người làm chủ số phận mình. Bởi thế, hãy luôn dựa vào chính mình và không bao giờ ỷ lại người khác.
Nghị luận: Bạn chính là người làm chủ số phận mình