de-thi-hsg-ngu-van-10-chu-de-1-diem-tua-chu-de-2-phai-chang-moi-quan-tam-lon-nhat-cua-van-chuong-tu-xua-den-nay-van-la-di-tim-con-nguoi-ben-trong-con-nguoi

Đề thi HSG Ngữ văn 10. Chủ đề 1: Điểm tựa. Chủ đề 2: Phải chăng mối quan tâm lớn nhất của văn chương từ xưa đến nay vẫn là đi tìm “con người bên trong con người”. Qua đoạn trích “Trao duyên” và “Nỗi thương mình” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), hãy đưa ra ý kiến của mình về câu hỏi nêu trên.

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ XV–SƠN LA 2019
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN:NGỮ VĂN – KHỐI:10
Ngày thi: 27 tháng 7 năm 2019
ĐỀ CHÍNH THỨCThời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm có 01 trang

Câu 1 (8.0 điểm):

Suy nghĩ của anh/chị về bài học mà người mẹ trong câu chuyện dưới đây muốn nhắn gửi tới con trai mình khi bà nói“bờ vai là bộ phận cơ thể quan trọng nhất của con người”:

Mẹ tôi từng hỏi tôi rằng bộ phận nào là quan trọng nhất trên cơ thể, và qua nhiều năm, tôi đã luôn đoán cái này cái nọ, mỗi lần tôi đều nghĩ mình đã có được câu trả lời chính xác. Khi còn nhỏ, tôi nghĩ đôi tai hay đôi mắt chính là bộ phận cơ thể quý giá nhất của con người. Nhưng theo mẹ tôi, câu trả lời của tôi vẫn chưa thỏa đáng vì nhiều người vẫn có thể sống bình thường và làm được nhiều việc dù họ khiếm thính hay khiếm thị.

Những năm sau này, mẹ hỏi tôi thêm vài lần. Và sau khi tôi trả lời, mẹ vẫn đều nói: “Không phải con ạ. Nhưng mỗi năm con đều đang trở nên thông minh hơn rồi đấy”.

Thế rồi năm ngoái, ông tôi mất. Tất cả mọi người đều rất buồn. Ai cũng khóc. Mẹ nhìn tôi khi chúng tôi nói lời vĩnh biệt ông. Mẹ hỏi: “Con trai, con đã biết bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta chưa?”. Tôi rất sốc khi mẹ hỏi tôi vào chính lúc đó, vì vốn tôi vẫn nghĩ đây chỉ là một trò chơi giữa hai mẹ con tôi. Mẹ thấy tôi lúng túng nên bảo:

– Câu hỏi này rất quan trọng. Nó cho thấy rằng con thực sự hiểu cuộc sống của mình. Với mỗi bộ phận cơ thể mà con từng trả lời mẹ trước đây, thì mẹ đều nói với con là chưa đúng và cho con một ví dụ để giải thích. Nhưng hôm nay là thời điểm con cần học được bài học này.

Mẹ nhìn vào mắt tôi theo kiểu mà chỉ một người mẹ mới làm được. Tôi thấy mắt mẹ rất đỏ và nhiều nước mắt. Rồi mẹ nói:

– Con trai, bộ phận cơ thể quan trọng nhất là bờ vai của con đấy…

(Biên tập theo “Trà sữa tâm hồn”, Hoa học trò, 20.7.2018)

Câu 2(12.0 điểm):

Phải chăng mối quan tâm lớn nhất của văn chương từ xưa đến nay vẫn là đi tìm “con người bên trong con người” (chữ của nhà văn Nga Fyodor Dostoevsky, 1821-1881)?

Từ cảm nhận của anh/chị về hai đoạn trích “Trao duyên” và “Nỗi thương mình” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), hãy đưa ra ý kiến của mình về câu hỏi nêu trên.

………………………HẾT……………………..

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ XV–SƠN LA 2019
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN:NGỮ VĂN – KHỐI:10
Ngày thi: 27 tháng 7 năm 2019
HƯỚNG DẪN CHẤMThời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm có 01 trang

Câu 1 (8,0 điểm)

* Yêu cầu chung về kỹ năng:

– Nắm chắc các thao tác nghị luận về một vấn đề xã hội.

– Thể hiện được sự tích lũy vốn sống, vận dụng linh hoạt các kiến thức thực tế trong bài viết.

– Bố cục mạch lạc, có cá tính trong hành văn, ít mắc lỗi diễn đạt.

2.Yêu cầu kiến thức

ÝCâu 1 (8 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về bài học mà người mẹ trong câu chuyện dưới đây muốn nhắn gửi tới con trai mình khi bà nói “bờ vai là bộ phận cơ thể quan trọng nhất của con người
 
Điểm
1Giải thích: 
 
(2,0)
 
 
– Câu chuyện xoay quanh hành trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của người mẹ đối với đứa trẻ: rốt cuộc thì “bộ phận nào quan trọng nhất trong cơ thể” cũng như điều gì quan trọng của đời người ? Và câu trả lời chỉ được đưa ra khi đứa trẻ trưởng thành biết nghĩ về người khác, và khi con người đối diện với mất mát lớn nhất: bà mẹ mất cha, người cháu mất ông. Hóa ra không phải mắt, không phải đôi tai… mà  bờ vai “mới chính là bộ phận quan trọng nhất của con người.”Nói cách khác bộ phận cơ thể quan trọng nhất không hẳn là bộ phận đem đến những lợi thế, những sức mạnh cho riêng ta mà thứ ta có thể trao cho cả người khác, làm cho người khác có thể cũng mạnh mẽ hơn lên, làm cho người khác cảm thấy có thể đặt niềm tin vào mình.1,0
– Từ ngữ cảnh này có thể nói bờ vai, không chỉ là  điểm tựa trong cuộc sống mà còn là biểu tượng của lòng cảm thông, an ủi con người, nâng đỡ họ trong những thời điểm khó khăn, khắc nghiệt nhất trong cuộc sống.1,0
2
(4,0)
Bàn luận – chứng minh
2.1- Bờ vai, điểm tựa là nơi tiếp sức cho con người trong cuộc sống. Cuộc sống là một mối quan hệ cộng sinh, người nương vào người, đất tôn đất cao lên…Hơn thế nữa, cuộc sống luôn chấp chứa những nghịch cảnh, trong những hoàn cảnh thử thách nên con người cũng cần có những điểm tựa  để vượt qua sóng gió, hay vững tâm hơn.   0,5
– Có nhiều điểm tựa trong cuộc sống, bên trong và bên ngoài. Đó có thể là những người yêu thương gần gũi với con người ngay trong cuộc sống như người ông ốm yếu lại là nguồn yêu thương của bà mẹ, người cháu; Hoặc có khi đứa con có thể lại là nơi nương tựa của người mẹ lúc yếu lòng…Và hành trình trưởng thành của một đời người là quá trình đi từ nương tựa vào bờ vai người khác đến chỗ trở thành nơi dựa cho người khác.0,5
– Tuy nhiên để hiểu ra được ý nghĩa của một bờ vai, một điểm dựa quan trọng thế nào trong đời người cần rất nhiều trải nghiệm và sự thấu hiểu. Con người chỉ thực sự được nhận ra ý nghĩa của nó, khi chúng ta mất đi điểm tựa. Đó là khi bà mẹ mất cha, mới thấu hiểu điểm tựa lớn nhất là người mình yêu thương. Và chỉ ở khoảnh khắc đó, khi người  con đủ thấu hiểu sự mất mát, và đủ cảm thông, biết nghĩ về người khác bà mẹ mới cho người con hiểu con có thể và cần trở thành bờ vai của bà mẹ.1,0
2.2
 
(2,0)
– Câu chuyện còn có thông điệp về sức mạnh của lòng cảm thông. Bởi trong cuộc sống, ai rồi cũng phải đối mặt với những mất mát, ai cũng có khoảnh khắc yếu đuối, ai cũng có thể có những nỗi niềm, những tâm sự sâu kín… Sự thông cảm từ người khác khiến ta có cảm giác được chia sẻ, được thấu hiểu mà không bị phán xét, được động viên, được đặt niềm tin vào người khác. Tất cả những điều ấy sẽ giúp con người sớm lấy lại tinh thần, vượt lên nghịch cảnh, bình tĩnh hơn để sống tiếp.0,5
– Trong câu chuyện, người con chỉ nhận được câu trả lời từ người mẹ vào ngày gia đình có chuyện buồn, cũng là khi cậu đã lớn lên. Nên từ đó, có thể thấy, biết cảm thông là dấu hiệu của sự trưởng thành: hiểu được nỗi buồn đau của mẹ, của những người thân trong gia đình, sẵn sàng trở thành điểm tựa để mọi người cùng vượt qua mất mát. Như vậy, không chỉ sự thông minh mà để thấu hiểu ý nghĩa đời sống, con người còn cần năng lực đồng cảm nữa.1,0
– Thí sinh làm rõ những luận điểm bằng những dẫn chứng cụ thể. Nên khai thác dẫn chứng theo hướng: nhờ được cảm thông, con người có thể vượt qua được những thời khắc khó khăn trong cuộc sống như thế nào; nhờ khả năng cảm thông với người khác, con người ta hình thành được nhân sinh quan rộng rãi, làm cho đời sống mình nói riêng và cuộc sống nói chung có thêm những điều tốt đẹp như thế nào…0,5
3Mở rộng đánh giá – bài học nhận thức:
 
(2,0)
– Về điểm tựa: Suy nghĩ thêm về nhận thức của giới trẻ hôm nay về điểm tựa trong cuộc sống.1,0
– Cảm thông khác thương hại như thế nào? Làm thế nào để hình thành được khả năng cảm thông? Làm thế nào ngay trong tình thế khó khăn hay đau khổ mình đang trải qua, mình vẫn có khả năng đồng cảm được với người khác?1,0
Lưu ý: Đây là đề bài mở, đáp án chỉ có tính chất gợi ý, thí sinh hoàn toàn có thể suy luận những thông điệp khác, thí dụ: ý nghĩa của nỗi đau, của sự mất mát. Trường hợp này, suy nghĩ của thí sinh vẫn được chấp nhận. Giám khảo nên chấm điểm dựa theo mức độ thuyết phục trong lập luận, lý lẽ và dẫn chứng mà bài viết thí sinh thể hiện.

Câu 2:

* Yêu cầu chung về kỹ năng:

– Biết cách làm một bài nghị luận văn học có sự kết hợp giữa kiến thức lý luận văn học và cảm thụ tác phẩm văn học.

– Kết cấu bài viết mạch lạc, chặt chẽ, diễn đạt chính xác các thuật ngữ, các tri thức lý luận văn học. Phân tích dẫn chứng phải làm rõ được vấn đề lý luận được nêu trong đề bài.

– Hạn chế các lỗi diễn đạt.

* Yêu cầu về kiến thức:

ÝPhải chăng mối quan tâm lớn nhất của văn chương từ xưa đến nay vẫn là đi tìm “con người bên trong con người” (chữ của nhà văn Nga Fyodor Dostoevsky, 1821-1881)?
Từ cảm nhận của anh/chị về hai đoạn trích “Trao duyên” và “Nỗi thương mình” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), hãy đưa ra ý kiến của mình về câu hỏi nêu trên.
Điểm
1Giải thích: 
2,0– Giải thích cụm từ: con người bên trong con người: con người cá nhân, con người tinh thần…

– Nhận định được nêu trong đề bài bàn đến đặc trưng đối tượng của văn học. Văn học quan tâm khám phá muôn mặt của đời sống nhưng con người vẫn là đối tượng quan trọng nhất của nó.

2,0
2
(7,0)
Bàn luận – chứng minh:
2.1
(2,0)
 
 
Cơ sở lí luận:2,0
– Văn học lấy con người làm đối tượng trung tâm. Tuy nhiên văn học muốn khám phá “con người bên trong con người”, tức nó muốn đào sâu vào phần con người cá nhân, con người với thế giới tinh thần phong phú, con người với phần tự ý thức sâu sắc. Phần con người ấy chứa đựng những tâm sự, những cảm xúc, những nếm trải riêng tư, đặc biệt, không trùng khít với vẻ bên ngoài, với vai xã hội của họ. Phần con người ấy cũng dễ mâu thuẫn với nhiều chuẩn mực xã hội đã sẵn có, không vừa vặn với những định nghĩa, những quy luật đã được khái quát trước đó về con người.1,5
– Khám phá con người bên trong con người, văn học không ngừng làm nhận thức của chúng ta về con người trở nên sâu sắc hơn, phức tạp hơn, sống động hơn. Văn học giúp chúng ta hiểu người và hiểu mình.0,5
2.2
 
(5,0)
– Với đoạn “Trao duyên”, phần “con người bên trong con người” của Thúy Kiều bộc lộ vào khoảnh khắc trao kỷ vật cho Thúy Vân. Bởi chính vào khoảnh khắc ấy, Kiều nhận ra hy sinh tình cho nghĩa không phải là điều có thể bù đắp được cho mình. Đó là lúc con người cá nhân, con người riêng tư của nhân vật trỗi dậy. Từ đây, Nguyễn Du đã miêu tả những nỗi đau đớn của nhân vật. (3,0 điểm)2,5
–  Với đoạn “Nỗi thương mình”, thí sinh cần hiểu toàn bộ đoạn thơ là sự tự ý thức của Thúy Kiều về số phận tủi nhục, bị vùi dập của mình, là những nỗi đau chỉ nhân vật tự cảm thấy khi nhận ra mình không còn là mình, cuộc sống này không phải là cuộc sống mình muốn sống. (2,0 điểm)2,5
3Mở rộng đánh giá – bài học nhận thức:
 
(3,0)
– Chính sự phát hiện về “con người bên trong con người” ở Thúy Kiều khiến tác phẩm của Nguyễn Du đột phá so với nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân, khiến Truyện Kiều có thể xem là tác phẩm tự sự trung đại đi xa nhất trong việc miêu tả tâm lý con người. Điều này cũng gắn liền với những đổi mới về nghệ thuật mà ta có thể thấy qua hai đoạn trích: sử dụng độc thoại nội tâm, miêu tả bằng điểm nhìn bên trong của nhân vật.1,0
–  Việc khám phá “con người bên trong con người” cũng thể hiện những tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nguyễn Du1,0
– Nhìn xa hơn, chính khát vọng tìm kiếm và biểu hiện “con người bên trong con người”, văn chương vẫn luôn có vị trí quan trọng trong đời sống con người, không bị thay thế bởi các lĩnh vực khác trong xã hội trong việc đem đến những nhận thức sâu sắc, phong phú về con người.1,0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang