Đề thi khảo sát chất lượng Ngữ văn 10
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm).
Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
MƯỜI CÁI TRỨNG
Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm, được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái
Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung
Còn ba trứng nở ra ba con
Con diều tha
Con quạ quắp
Con mặt cắt xơi
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.
(Ca dao Bình Trị Thiên)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài ca dao?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu ca dao sau:
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung
Câu 3: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ hai câu ca dao sau (viết khoảng 6 đến 8 dòng):
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
Phần II: Nghị luận văn học. (7điểm)
Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, từ đó nêu lên quan niệm của mình về lí tưởng của người thanh niên trong đời sống xã hội hiện nay.
…………………..HẾT……………….
ĐÁP ÁN.
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | 3,0 | ||
ĐỌC
HIỂU | 1(0,5đ) | Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm | 0.5 |
2(1đ) | – HS có thể chỉ ra một trong những biện pháp tu từ sau: Liệt kê/điệp từ/ điệp cấu trúc ngữ pháp (cú pháp)/tăng cấp (tăng tiến)/ẩn dụ… | 0,25 | |
– Tác dụng: + Nhấn mạnh nỗi khổ của người lao động xưa, những mất mát liên miên xảy ra đối người lao động. + Nỗi thương cảm của tác giả đối với người nông dân. + Giọng điệu xót xa. | 0,75
| ||
3(1,5đ) | HS có thể nói về một trong các thông điệp sau: – Tinh thần lạc quan trong cuộc sống; – Biết chấp nhận khó khăn để tìm cách vượt qua… | 0,5
| |
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo thể hiện suy nghĩ sâu sắc, chân thành, tích cực về một thông điệp gợi ra từ câu ca dao. | 1,0 | ||
II | 7,0 | ||
LÀM VĂN | a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận Có đầy đủ: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm; Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ vấn đề nghị luận; Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận | 0,5 | |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận | 0,5 | ||
c. Triển khai các luận điểm nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý sau: – Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Phạm Ngũ Lão, bài thơ Tỏ lòng, nêu được vấn đề cần nghị luận. – Nội dung bài thơ: + Vóc dáng hùng dũng . Hình ảnh tráng sĩ : Hiện lên tư thế “cầm ngang ngọn giáo” giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. . Hình ảnh ba quân hiện lên với sức mạnh của quân đội đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng . Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh ba quân mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dan tộc thời trần + Khát vọng hào hùng : lập công danh để thoả chí “nam nhi”, cũng là khát vọng được đem tài trí tận trung báo quốc – thể hiện lẽ sống lớn của con người thời nhà Trần. Biểu hiện của lòng yêu nước, ý thức dân tộc cao. – Nghệ thuật: + Thể thơ thất ngôn tư tuyệt Đường luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao. + Từ ngữ hình ảnh to lớn để miêu tả tầm vóc của con người thời đại nhà Trần. – Liên hệ: lí tưởng của người thanh niên trong đời sống xã hội hiện nay (HS có thể nêu lên những ý kiến khác nhau, nhưng phải đến những điều cao đẹp, lập thân lập nghiệp, sống có ích cho xã hội…)
| 0,5 2,5
1,0
1,0
| ||
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung, nghệ thuật đoạn trích | 0,5 | ||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |