Tổng hợp đề thi học sinh giỏi văn cần tham khảo trước khi thi

tong-hop-de-thi-hoc-sinh-gioi-van

Tổng hợp đề thi học sinh giỏi văn cần tham khảo trước khi thi

Đề 1:

“Phải chăng, khi đọc một văn bản văn học, người đọc đã thực hiện một quá trình kép: vừa sáng tạo ra tác phẩm vừa kiến tạo nên con người mình?”

Đề 2:

Nhà văn Bùi Hiển đã phát biểu khẳng định ý nghĩa đặc biệt của tiếng nói tri âm trong văn chương: “Ở nước nào cũng thế thôi, sự cảm thông sẻ chia giữa người đọc và người viết là trên hết”. (Báo văn nghệ số ra ngày 10-2-2001)

 Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du và Đàn ghi ta của Lor – ca của Thanh Thảo để làm rõ tiếng nói tri âm ở mỗi bài.

Đề 3:

Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý kiến sau của M.Gorki: “Người tạo nên tác phẩm là tác giả nhưng người quyết định số phận của tác phẩm lại là độc giả”.

Đề 4:

Bình luận ý kiến sau của Hoàng Đức Lương: “Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được.”

Đề 5:

Bình luận ý kiến của Hoàng Đức Lương: “Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khoái chá, ví như gấm vóc; khoái chá là vị rất ngon trên đời, gấm vóc là màu rất đẹp trên đời, phàm người có miệng, có mắt, ai cũng quý trọng mà không vứt bỏ khinh thường”.  Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý kiến trên.

Đề 6:

Lưu Hiệp xưa đã nhận thấy: “Người khẳng khái nghe điệu hiên ngang mà gõ nhịp, người kín đáo thấy văn hàm súc liền đi theo, kẻ sáng ý thấy văn đẹp thì động lòng, kẻ chuộng lạ thấy chuyện khác thường thì mê đắm”. Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý kiến trên.

Đề 7:

Potevnia cho rằng:”Chúng ta có thể hiểu được tác phẩm thi ca chừng nào chúng ta tham gia vào việc sáng tạo ra nó”. Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý kiến trên.

Đề 8:

Lưu Quý Kì đã viết: “Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ. Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình”. Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý kiến trên.

Đề 9:

 Suy nghĩ của anh/chị về tâm sự sau của nhà thơ Xuân Diệu:

Vâng, đáng lẽ làm xong tôi giữ lấy
Vui gì đâu mà đưa đẩy dương tranh
Nhưng cũng lạ! Mối tình đau khổ ấy
Để riêng tây, như có chỗ không đành.

(Gửi hương)

Đề 10

Trong tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ Nguyễn Đình Thi có viết: “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc…”. Qua một bài thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Đề 11

Lanson trong Lời nói đầu cuốn Lịch sử văn học Pháp có tên Văn học không phải là đối tượng của nhận thức đã khẳng định: “Văn học không phải là đối tượng để nhận thức: đó là sự thực hành, sự thưởng thức. Người ta không thể biết nó, không thể học nó, mà người ta thực hành nó, nuôi dưỡng và yêu mến nó.” Hãy bình luận ý kiến trên.

Đề 12

“Việc đọc cũng quan trọng như là việc viết”. (K. Marx). Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý kiến trên.

Đề 13

“Từ xưa đến nay, văn học chân chính tồn tại là dựa vào tác lòng tri âm của người đọc”. Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý kiến trên.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.