Hãy phân tích những cái tỉnh trong cơn say triền miên từ lúc ra khỏi tù của nhân vật CHÍ PHÈO

Hãy phân tích những cái tỉnh trong cơn say triền miên từ lúc ra khỏi tù của nhân vật CHÍ PHÈO.

* Hướng dẫn làm bài:

1. Chí Phèo từ khi ra tù:

– Ngoại hình: đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, mặt cơng cơng, hai mắt gườm gườm, ngực và tay đầy những nét chạm trổ.

– Là kẻ đâm thuê chém mướn cho Bá Kiến, chuyên đi rạch mặt ăn vạ.

– Là kẻ nát rượu, suốt ngày ngập ngụa trong hơi men.

– Trở thành tên đầu trâu mặt ngựa khiến nhiều người khiếp sợ.

2. Những lần tỉnh trong cơn say của Chí Phèo:

Từ khi ra khỏi tù, CHÍ PHÈO say triền miên, hầu như chỉ có một lần tỉnh, một lần gọi là nhạt rượu và một lần tỉnh trong cơn say.

– Một lần gọi là nhạt rượu: Là lần CHÍ PHÈO ra khỏi tù, đến nhà BK rạch mặt kêu làng. Đến khi đối thoại với BK là lúc đã nhạt rượu, bắt đầu tỉnh nên CHÍ PHÈO cảm thấy sợ…. Từ thời điểm đó trở về sau, CHÍ PHÈO bị lợi dụng và bị biến thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến.

– Lần tỉnh táo thứ nhất là sau khi ăn bát cháo hành của Thị Nở.  Thị Nở đã đánh thức con người tốt bụng trước kia của Chí Phèo khiến cho hắn thấy ân hận về những lỗi lầm của mình; sống lại khao khát có một gia đình nhỏ nhoi và mơ tưởng về một tương lai hạnh phúc với thị. Một sự tỉnh tao kì diệu, đã chuyển Chí từ một con quỹ dữ trở thành người khao khát sống cuộc đời lương thiện.

– Lần tỉnh trong cơn say: Là lần CHÍ PHÈO cầm giao đến giết Bá Kiến. Khi bị thị Nở ruồng bỏ, Chí Phèo quay lại bản chất của con người hiện tại, toan cầm dao đi đến nhà thị. Hắn cầm dao vừa đi vừa chửi nhưng lại đi đến nhà cụ bá. Hắn đòi cụ bá trả lại lương thiện. Những lời đối thoại trước khi giết Bá Kiến là lời đối thoại tỉnh táo nhất trong lúc CHÍ PHÈO say nhất.


Tham khảo:

Những thay đổi của Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở.

  • Kết bài:

Nam Cao được biết đến là một cây viết xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán (1930 -1945) một nhà văn đề cao quyền sống của con người và mang trong mình chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Chí Phèo chính là đứa con tinh thần mang đậm yếu tố nhân văn mà nhà văn muốn gửi gắm lúc sinh thời. Chí là đại diện cho tầng lớp lao động khốn khổ đang chịu sự dày vò áp bức đến cùng cực của xã hội. Sự thay đổi về nhân cách con người Chí cũng chính là do bàn tay của thế lực phong kiến mà ra.

  • Thân bài:

Chí Phèo chẳng biết xuất thân từ đâu, cũng chẳng ai biết ai đã sinh ra gã. Chỉ biết hắn được một người bán cối nhặt được ở cái lò gạch cũ đầu làng. Hắn lớn lên như cỏ dại, Chí cũng từng có một thời tuổi trẻ đẹp đấy chứ. Gã trai mới hơn hai mươi tuổi đầu, đẹp mã non nớt đi làm thuê cho nhà Bá Kiến. Chí đã từng mơ ước về một mái nhà mà ở đó vợ dệt vải, ươm tơ chồng cày ruộng. Ôi, cái ước mơ rất bình thường và cũng rất đời đấy những tưởng đã thành hiện thực thì ôi thôi những biến cố bắt đầu ập đến với cuộc đời Chí. Nó như một dấu chấm hết cho cái nhân cách rất con người của gã.

Chỉ vì ghen tuông mù quáng, mà Bá Kiến nhỡ đẩy Chí Phèo vào tù. Và sau mấy năm ăn cơm tù bản chất con người gã trai ngây thơ lương thiện ngày nào đã bị tha hóa một cách không ngờ. Sau những ngày ở tù là những cơn say triền miên đến bất tận của Chí. Chí chẳng bao giờ tỉnh vì hắn chỉ biết đến rượu, dường như chỉ rượu mới mang đến cho hắn khoái cảm mạnh mẽ để tiếp tục sống. Hết rượu hắn lại đến ăn vạ Bá Kiến, nào thì rạch mặt cho máu chảy lênh láng nào là vừa đi vừa chửi… Hắn chửi cho hả dạ chửi cho sướng cái mồm, chán thì chửi cha chửi mẹ chửi người đã sinh ra gã và đẩy gã đến cái nước khốn cùng này. Nhưng sâu trong tâm trí hắn biết người trực tiếp đẩy hắn đến cái bờ vực thẳm này chẳng ai khác đó chính là Bá Kiến. Thế nên hắn chỉ biết tìm đến Bá Kiến để thỏa mãn những cơn say. Cực chẳng đã Bá Kiến đành thuê hắn làm tay sai chuyên đi đòi nợ thuê cho mình. Và như thế cái vòng quẩn quanh của sự bất lương cứ bao trùm lấy hắn.

Những tưởng cuộc đời của Chí mãi mãi sẽ là những ngày say xỉn bất tận đến quên trời đất, là những bài ca chửi không có hồi kết thế nhưng một cuộc gặp gỡ định mệnh đã làm thay đổi cuộc đời gã. Cho gã biết thế nào là “nhân cách”“lương thiện” Có thể gọi cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở là ánh sáng cuộc đời hắn cũng phải mà là bước hụt sâu vào tăm tối cũng không sai. Nhưng chính sự gặp gỡ đó đã khiến con người Chí có những thay đổi đáng để chúng ta suy ngẫm.

Chí gặp Thị vào một đêm trăng thanh gió mát và như thường lệ Chí lại say. Và cái đứa con gái xấu ma chê quỷ hờn xấu nhất cái làng Vũ Đại ấy đã dìu Chí vào lều. Đắp lại cho y cái manh chiếu rách và cũng từ cái đêm định mệnh ấy Chí đã thành con người khác. Sáng dậy Chí như trở thành một con người khác. Lần đầu tiên Chí tỉnh sau bao ngày dài chìm đắm trong cơn say. Y lắng nghe cái nhịp đập của cuộc sống của con người sao mà thân thương đến thế, tiếng mấy chị bán hàng rong kể chuyện rau dưa muối cà, tiếng mái chèo khua vào nhau như thức tỉnh con người gã. Lần đầu tiên hắn nhớ hắn cũng từng có ước mơ bình dị như thế một gia đình bình thường chồng cấy cày, vợ dệt vải. Hình ảnh Thị Nở bưng bát cháo hành vào chính là một bước ngoặt khiến Chí khao khát lương thiện và tính người.

Lần đầu tiên Chí cảm nhận được trên đời này hóa ra vẫn còn có người thương hắn quan tâm hắn. Cũng là lần đầu tiên hắn được ăn món ăn ngon đến thế nó không phải là cao lương mĩ vị chỉ là một bát cháo trắng thêm vài cọng hành với vài hạt muối nhưng nó chứa đựng cả tình thương. Dẫu rằng nó đến từ cái người đàn bà đen đúa xấu nhất làng bấy giờ. Thế nhưng với Chí chưa bao giờ hắn thấy Thị Nở đẹp như lúc này, Thị đẹp quá, vẻ đẹp rất đỗi lương thiện mà hắn hằng ao ước. Phải chăng đó chính là vẻ đẹp của sự giác ngộ của lương tri tình người.

Để Chí Phèo một kẻ đã từng nghĩ mình mãi mãi ở bên cái dốc kia của lương thiện bỗng “hồi sinh” và khát sống, khát khao lương thiện hơn bao giờ hết. Đây cũng chính là một dụng ý nghệ thuật, một khát vọng nhân đạo mà Nam Cao gửi gắm vào trong tác phẩm của mình. Thế nhưng dường như cái chạm chân đến lương thiện của Chí mới vừa hé mở đã bị đóng lại bởi những định kiến trớ trêu của xã hội. Đến cả người đàn bà xấu đắng xấu cay, nhà lại có mả hủi như Thị Nở mà cũng chẳng thèm lấy Chí bởi bị bà cô ngăn cản. Chẳng ai lại gắn bó với một kẻ suốt ngày chỉ biết rạch mặt ăn vạ như Chí. Và thế là như một vòng luẩn quẩn, lương thiện chẳng hồi sinh được bao lâu lại chết yểu. Cuộc đời Chí lại rơi vào một hố đen của sự túng quẫn, của sự kì thị và tự kết liễu bằng cái chết.

  • Kết bài:

Không phải đến Chí Phèo Nam Cao mới bộc lộ được tuyên ngôn nhân đạo trong văn học của mình. Mà từ trước đến nay các tác phẩm của ông luôn nhắm đến tình yêu thương con người với con người. Chí Phèo chính là đại diện cho một tầng lớp con người dưới sự giày xéo của thế lực phong kiến. Hiện thân của Chí cùng những diễn biến tâm lí của gã chính là sự khát sống, khát lương thiện mà ai cũng từng ao ước.

Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang