nhan-vat-cua-nam-cao-rat-sinh-dong-rat-song-vi-luon-duoc-soi-sang-tu-ben-trong-nguyen-hoanh-khung

Hãy làm rõ ý kiến: “Nhân vật của Nam Cao rất sinh động, rất sống, vì luôn được soi sáng từ bên trong” (Nguyễn Hoành Khung)

Hãy làm rõ ý kiến: “Nhân vật của Nam Cao rất sinh động, rất sống, vì luôn được soi sáng từ bên trong” (Nguyễn Hoành Khung).

* Hướng dẫn làm bài:

1. Giải thích nhận định:

– Tính cách nhân vật chỉ thực sự hoàn thiện thiện khi nhân vật được khắc hoạ với chiều sâu tâm lí bên trong để giải thích những biểu hiện muôn vẽ bên ngoài.

– Khai thác thành công tâm lí nhân vật, nhà văn thể hiện năng lực nhận thức của mình về con người và cuộc sống để xây dựng những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình

– Nam Cao đặc biệt có sở trường trong việc diễn tả những biến chuyển tinh vi trong đời sống con người. Nói Nam Cao hiểu sâu sắc con người và cuộc sống chủ yếu là ở chỗ đó.

2. Chứng minh ý kiến qua các tác phẩm:

a. Nhân vật Chí Phèo.

– Là nhân vật điển hình cho người nông dân bị lưu manh hoá trước cách mạng. Điều độc đáo là nhà văn đã phát hiển ra đằng sau ngoại hình dữ tợn, hành động tác oai tác quái của CHÍ PHÈO những khá vọng lương thiện vô cùng đẹp đẽ và cao quý.

– Đó là sự thức tỉnh của Chí sau khi gặp Thị Nở – phép màu nhiệm của tình đời, tình yêu đã cảm hoá hắn. Một chuỗi những nhận thức bất ngờ về bản thân về cuộc sống đã được nhà văn thể hiện vô cùng sinh động. Khát vọng lương thiện trỗi dậy vô cùng mãnh liệt cùng với sự ý thức về hoàn cảnh cùng quẫn, bế tắc của bản thân đã đẩy CHÍ PHÈO đến những hành động quyết liệt. Quá trình thức tỉnh cùng cái chết của Chí có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

b. Nhân vât Hộ.

–  Là nhân vật điển hình về người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Ở nhân vật này nhà văn miêu tả một quá trình đấu tranh tư tưởng vô cùng phức tạp, diễn ra thường xuyên trong tâm lí. Đó là sự tự ý thức về bản thân, về cuộc sống, đặc biệt là tinh thần tự phê phán của Hộ khi nhận ra mình bị tha hoá về nhân cách, đã phản bội lại những lí tưởng cao đẹp cuả người trí thức. Hộ khao khát muốn vươn lên nhưng lại rơi vào hoàn cảnh cùng quẫn, bế tắc. Bi kịch tinh thần đau đớn của Hộ đã làm sâu sắc hơn ý nghĩa hình tượng nhân vật này

c. Về nghệ thuật.

– Với cả hai nhân vật, Nam Cao đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật linh hoạt, độc đáo, trong đó độc thoại nội tâm là thủ pháp quan trọng. Bên cạnh đó, nhà văn nhập thân vào nhân vật để kể chuyện với một giọng điệu trần thật đa thanh. Tất cả đã giúp cho ngòi bút của tác giả khám phá thật sâu sắc chiều sâu bí ẩn trong tâm hồn con người, từ đó toát lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.

3. Đánh giá chung:

Nghệ thuật diễn tả đời sống tâm lí nhân vật là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nam Cao, một nhà văn hiện thực tỉnh táo và giàu lòng yêu thương.

Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang