“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh).
- Mở bài:
Bác Hồ nêu cao một tấm gương sáng về tinh thần tự rèn luyện, tự học hỏi để trau dồi đạo đức và tài trí nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng. Bác thường xuyên quan tâm đến việc tu dưỡng rèn luyện của thế hệ trẻ, một lần nói chuyện với học sinh Bác căn dặn: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
- Thân bài:
“Đức” là đạo đức, phẩm chất, nhân cách của con người và chỉ những người sống vì một mục đích đúng đắn mới có đạo đức cao cả. Đạo đức được xây dựng trên cơ sở của một lí tưởng đẹp đẽ, sống vì lợi ích chung của dân tộc, không ngần ngại trước khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh cả tính mạng để thực hiện sự nghiệp giải phóng con người. Đó là những biểu hiện cao quý của đạo đức cách mạng, có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước.
“Tài” tức là tài năng, được biểu hiện ở năng lực trí tuệ, trình độ học vấn, sự tinh thông nghề nghiệp. Tài là sự kết hợp hài hòa của sự hiểu biết sâu sắc về lí thuyết và kĩ năng, thao tác thực hành điêu luyện. Tùy theo từng nghề nghiệp chuyên môn và trình độ của mỗi người cái “tài” được thể hiện một cách cụ thể nhưng suy cho cùng “tài” được đánh giá ở mức độ hoàn thành và năng suất hiệu quả của công việc.
“Tài” và “đức” có những biểu hiện khác nhau nhưng chúng lại có quan hệ khăng khít trong một thể thống nhất để làm nên giá trị của một con người. Có tài phải có đức và ngược lại, nếu thiếu một trong hai mặt đó con người trở nên phiến diện, vô dụng, không giúp ích gì cho xã hội.
“Có tài mà không có đức là người vô dụng” bởi lẽ người có tài năng mà thiếu đạo đức thì tài năng đó không phụng sự vì một mục đích cao cả, tài năng trở nên hoài phí. Hơn nữa tài năng được sử dụng như một lợi khí để thực hiện những mưu đồ cá nhân ích kí, cái tài đó không những trở thành “vô dụng” mà còn xâm phạm đến lợi ích của cộng đồng.
Người có tài năng mà không đức độ sẽ tách mình ra khỏi tập thể, tự cao tự đại coi khinh quần chúng và trượt dài trên con đường tội lỗi dẫn đến những hành động đi ngược lại quyền lợi của nhân dân. Tài năng thực sự có ý nghĩa khi tài năng đó được hình thành và phát triển trong mọi nền tảng đạo đức trong sáng, cao đẹp.
Đức là quan trọng, nhưng “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đúng vậy, thước đo giá trị con người là ở sự cống hiến đối với xã hội, không có tài năng hiệu quả lao động rất hạn chế, sẽ bất chấp đối với nhiệm vụ được giao, thậm chí vì thiếu tài có thể gây ra những hậu quả không lường hết. Vì vậy có người đã ví: người có đức mà thiếu tài chẳng khác gì “ông bụt”!
Trong thời đại ta ngày nay, trước yêu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kĩ thuật, tài năng đóng vai trò quyết định đối với công việc xây dựng, phát triển đất nước. Chế độ ta đặc biệt coi trọng tài năng, tạo mọi điều kiện cho tài năng cá nhân phát triển nhằm phục vụ tốt cho sự nghiệp cách mạng.
Đức là gốc, một khi cái gốc đã vững thì tài năng có điều kiện nảy nở, phát triển, ngược lại tài năng càng tô thắm thêm cái đức. Người không có đức dẫu có báu vật thì cũng chẳng ích gì. “Có đạo đức mà không có tài năng cũng như có áo giáp mà không có gươm, chỉ có thể tự bảo vệ mình mà không thể che chở cho bạn bè được” (Công Tôn).
- Kết bài:
Có tài mà không có đức thì dễ kiêu căng, ngạo mạn vì và dễ làm việc sai lầm. Có đức mà không có tài cũng chẳng thể thành công. Lời dạy của Bác mãi mãi là phương hướng rèn luyện, phấn đấu của tuổi trẻ, tuổi trẻ học đường không những say mê học tập, trau dồi kiến thức văn hóa mà còn không ngừng tu dưỡng đạo đức phẩm chất cách mạng để hoàn thiện nhân cách con người lao động mới: có tài, có đức.
Tham khảo:
Suy nghĩ về lời căn dặn của Bác: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
- Mở bài:
Đất nước ta đang bước vào một thời ki mới, thời kì xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Nhiệm vụ lớn lao mà đất nước và thời đại đặt ra cho mỗi thanh niên ta là phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, bồi dưỡng tài năng để có thể gánh vác nhiệm vụ vẻ vang mà Tổ quốc và lịch sử giao phó. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn sông, trong một cuộc nói chuyện với học sinh có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
- Thân bài:
Lời nói của Bác đặt ra cho thanh niên, học sinh chúng ta một vấn đề rất cụ thể và cần thiết: Phải tu dưỡng, rèn luyện để có đức, có tài. Chúng ta nên hiểu lời dạy của Bác thế nào cho đúng?
“Có tài” là có kiến thức, có kĩ năng, kinh nghiệm để hoàn thành tốt mọi công việc được giao dù công việc có khó khăn, gian khổ thế nào, dù tình huống có phức tạp đến đâu. Chẳng hạn, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các chiến sĩ binh chủng đặc công của chúng ta đã khéo léo ngụy trang để che mắt giặc, dùng tài năng và tinh thần dũng cảm chiến đấu của mình để tiêu diệt nhiều căn cứ ngay trong lòng giặc. Anh Đặng Thái Sơn, một nhạc sĩ pi-a-nô có tài đã biểu diễn xuất sắc các nhạc phẩm của nhạc sĩ Sô-panh, đoạt giải nhất trong kì thi âm nhạc quốc tế tổ chức tại Vác-xa-va, thủ đô của Ba Lan, quê hương của nhạc sĩ thiên tài. Anh Lê Bá Khánh Trình đã sử dụng tài trí của mình để giải xuất sắc các bài toán trong cuộc thi toán quốc tế, đem về tấm huy chương vàng cho Tổ quốc.
“Có đức” là có đọa đức, có đức độ, là hết lòng phục vụ nhân dân, có tư cách đạo đức, tác phong tốt; tôn trọng và bảo vệ cái đúng, dũng cảm đấu tranh cho lẽ phải; kiên quyết đấu tranh với những sai lầm, tiêu cực trong xã hội; trung thực, giản dị trong cuộc sống, về tấm gương đạo đức, Bác Hồ của chúng ta là một người tiêu biểu. Cả đời Bác hi sinh, phấn đấu cho hạnh phúc của giống nòi, cho đời sống của con người mà quên bản thân mình. Xung quanh chúng ta, có biết bao tấm gương sáng về đức hi sinh của các chiến sĩ bộ đội, công an dũng cảm diệt kẻ gian cứu người bị nạn. Trong lớp học của em, bạn Lan Anh cũng là một tấm gương sáng về đạo đức của người học sinh, bạn luôn luôn lễ độ với thầy cô giáo, giúp đỡ bạn bè trong học tập và đời sống, thẳng thắn đấu tranh với những bạn lười biếng, thiếu ý thức tổ chức kỉ luật…
Tài và đức, phẩm chất và năng lực là hai mặt của một con người. “Có tài mà không có đức là người vô dụng”, bởi lẽ có tài mà không đem ra phục vụ nhân dân, đất nước há chẳng phải là vô dụng sao? Có tài mà làm việc xấu, trái đạo đức, tiếp tay cho kẻ phản bội Tổ quốc thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người có tài mà đạo đức kém thì tác hại càng lớn, càng phải phê phán, lện án. Một cán bộ quản lí giỏi nhưng tham ô, hối lộ thì chỉ gây thiệt hại cho Nhà nước và trước sau cũng dẫn đến sự yếu kém của đơn vị. Một học sinh học giỏi mà vô tể chức, kỉ luật thì chẳng có tác dụng gì trong lớp…
Ngược lại, “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, không đem lại hiệu quả lớn trong sản xuất và đời sống. Nếu có đức, muôn phục vụ tốt nhưng không có hiểu biết thì mọi ý định dù tốt đến mấy cũng khó trở thành hiện thực. Một đội trưởng sản xuất tốt nhưng không am hiểu kĩ thuật, làm mò mẫm sẽ dẫn đến sản xuất thụt lùi. Một học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, nhưng học kém thì không thể phát huy được tác dụng đối với các bạn.
Đức và tài liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung lẫn nhau để con người toàn diện. Đức là yếu tố quyết định nhưng không phải là chung chung, trừu tượng mà đức phải thể hiện cụ thể trong việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, đạt hiệu quả cao.
Con người có ý nghĩa với cuộc sống nhất là con người được tu dưỡng, rèn luyện toàn diện cả về tài và đức. Lời dạy của Bác là kim chỉ nan cho mọi hoạt động rèn luyện của thế hệ trẻ, tạo nên những chuyển biến về chất trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của chúng ta.
Ngày nay, khi nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi mỗi chúng ta chẳng những phải cố gắng, nỗ lực, khiêm tốn học học, hết lòng hết sức phục vụ Tể quốc và nhân dân, mà còn phải phấn đấu học tập không ngừng để đáp ứng những đòi hỏi của trình độ khoa học cao, để theo kịp những thành tựu của nhân loại, của các nước tiên tiến. Thanh thiếu niên chúng ta không thể thờ ơ, chạy theo lối sống mới sa đọa, thiếu đạo lí, mà phải không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tích cực học tập văn hóa, khoa học, tiếng nước ngoài để có khả năng tiếp cận trình độ tiên tiến của thời đại.
- Kết bài:
Lời dạy của Bác là một bài học về nhân sinh, bài học về thực tế cuộc sống cần thiết cho mỗi người chúng ta. Lời dạy của Bác động viên, tiếp tay cho chúng ta tu dưỡng, vươn lên trên tầm cao của lịch sử, của thời đại mà mình đang sống. Là học sinh, chúng ta phải không ngừng rèn luyện tư cách, đạo đức của một người học sinh, một người thanh thiếu niên của thời đại mới, cố gắng để luôn luôn xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt. Chỉ có thể làm một học sinh tốt hiện nay, một công dân và một cán bộ, một người lao động tốt sau này, mới có thể góp phần thực hiện mơ ước của bản thân, góp phần cùng thế hệ mới xây dựng đất nước ta giàu mạnh trong tương lai.
Tham khảo:
- Mở bài:
Đức và tài là hai phẩm chất tiêu biểu cơ bản để đánh giá đức tính của mỗi con người Việt Nam. Đất nước ta đang bước phát triển vào một thời kì mới, thời kì xây dựng đất nước Việt Nam. Nhiệm vụ lớn lao mà đất nước và thời đại đặt ra cho mỗi thanh niên và kể cả học sinh Việt Nam không ngừng tu dưỡng và rèn luyện và phẩm chất đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống đã có một vuộc nói chuyện với học sinh: “Có tài mà không có đức là một người vô dụng, Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ”.
- Mở bài:
Lời nói của Bác đặt ra cho học sinh và thanh niên dành cho chúng ta một vân đề rất cụ thể và cần thiết: phải tu dưỡng, rèn luyện để có đức và có tài. Chúng ta nên hiểu lời Bác như thế nào cho đúng?
Thế nào là “có tài”? “Tài” tức là tài năng, có trình độ học vấn, kinh nghiệm, năng lực tiếp thu, sáng tạo và sự tinh thông trong nghề nghiệp. Chẳng hạn, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các chiến sĩ binh chủng đặc công của chúng ta đã khéo léo nguỵ trang để che mắt giặc, dùng cả tài năng và lẫm cả tinh thần của mình để tiêu diệt nhiều căn cứ của giặc. Ví dụ như anh Đặng Thái Sơn là một nghệ sĩ chơi Piano có tài đã biểu diễn xuất sắc các nhạc phẩm của nghệ sĩ Sô Panh và đoạt giải nhất quốc tế tổ chức tại Vác – xa thủ đô Ba Lan đó chính là quê hương của nhạc sĩ thiên tài. Còn có một người đó chính là anh Lê Bá Khánh Trình đã sử dụng tài trí của mình để đạt giải xuất sắc các bài toán trong cuộc thi và mang về tấm huy chương vàng cho tổ Quốc.
Vậy thế nào là “có đức”? Có “đức” tức là có đạo đức, là hết lòng phục vụ cho nhân dân, có phẩm chất đạo đức tốt và tác phong tốt. Trước hết, phẩm chất đạo đức thể hiển trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta như lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, đoạ nghĩa với thầy cô giáo và hết lòng với bạn bè. Trong cuộc sống chúng ta có bao nhiêu tấm gương sáng về sự hi sinh của các anh hùng liệt sũ và công an và dũng cảm tiêu diệt những kẻ ăn trộm, ăn cắp. Về tấm gương đạo đức, Bác Hồ luôn luôn là một tấm gương sáng tiêu biểu. Cả cuộc đời Bác hi sinh, phấn đấu cho hạnh phúc giống nòi và lo cho cả dân tộc mà quên bản thân mình. Đạo đức cách mạng được xây dựng trên cơ sở của một lý tưởng sống: “ Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng của giai cấp, của dân tộc và của loài người mà không ngần ngại và híninh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình. Khi cần thì sẵn sàng hi sinh cả tính mạng cũng không tiếc. Đó là biểu hiện rất rõ rệt và rất cao quý của đạo đức cách mạng.” ( Bác Hồ ).
Tài và đức có những biểu hiện khác nhau nhưng chúng lại có quan hê khăng khít trog một thể thống nhất để làm nên giá trị của một con người. Có tài phải có đức ngược lại, nếu thiếu một trong hai đức tính này con người trở nên phiến diện, “ què quặt ”, khoing giúp ích gì cho xã hội. Một cán bộ quản lí giỏi nhưng tham ô, hối lộ thì chỉ gây thiệt hại cho Nhà nước và trước sau cũng dẫn đến sự yếu kém của đơn vị. Một học sinh giỏi mà vô tổ chức, kỉ luật thì cũng không có tác dụng gì trong lớp.
Câu nói của Bác Hồ: “có tài mà không có đức là người vô dụng ” bởi lẽ người có tài năng mà thiếu đạo đức thì tài đó sẽ không phụng sự một mục đích cao cả, tài năng đó sẽ trở nên hao phí. Hơn nữa tài năng được sử dụng như một lợi khí để thực hiện những mưu đồ cá nhân ích kỉ, cái tài đó nó sẽ trở thành vô dụng dẫn đến xâm phạm lợi ích riêng của cộng đồng. Những kẻ có tài mà không có đức sẽ tách riêng mình ra khỏi xã hội, tập thể và sự tự cao, khinh thường người khác và dẫn đến con đường tội lỗi. Tài năng thực sự có ý nghĩ khi tài năng đó được hình thành trên mọi nền tảng đạo đức trong sáng và cao đẹp.
Ngược lại: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, không đem lại hiệu lớn gì trong cuộc sống, thước đo giá trị của con người là sự cống hiến đối với xã hội, khoing có tài năng thì làm sao hiệu quả trong lao động, sẽ bất chập với công việc được giao, thậm chí có thể xảy ra những hậu quả mà không lường trước được. Ví dụ như một đội trưởng sản xuất tốt nhưng không am hiểu kĩ thuật, làm mò mẫm sẽ dẫn đến sản xuất thụt lùi. Người xưa đã ví người có đức mà thiếu tài chẳng khác gì “ ông bụt ”. Trong ngày nay, yêu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kĩ thuật, tài năng đóng vai trò quyết định cả công việc xây dựng và phát triển đất nước.
Như vậy, giữa tài và đức có mối liên hệ chặt hcex không thể tách rời, cả hai bổ sung lẫn nhau để con người toàn diện, đức là yếu tố quyết định nhưng không phải chung mà đức phải thể hiện cụ thể trong việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và đạt hiệu quả cao.
- Kết bài:
Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể, giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của đức trong phẩm chất của mỗi con người. Để trở thành công dân hữu ích, chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai, ngay từ tuổi học sinh, chúng em phải không ngừng học tập, tu dưỡng. Như vậy mới có đủ đức và tài – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mong ước.