Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Bài 7: TRÍ TUỆ DÂN GIAN (Văn học dân gian) (Thời lượng: tiết) |
MỤC TIÊU CHUNG.
– Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của thành ngữ và tục ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
– Biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.
– Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.
– Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông.
TIẾT …. GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
- MỤC TIÊU
- Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực riêng biệt:
– Đọc – hiểu- Nhận biết được khái niệm của tục ngữ.
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của tục ngữ;
- Phẩm chất:
– Học sinh có thái độ ham học hỏi những kinh nghiệm của dân gian, biết yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại.
– Làm chủ bản thân trong quá trình học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Kế hoạch bài dạy, sách giáo khoa.
– Phiếu học tập.
– Tranh ảnh, bài trình chiếu.
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, bút lông, giấy A3.
– Một số câu tục ngữ cùng chủ đề, nhắc học sinh soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
- Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình; kích hoạt tri thức nền; dẫn dắt vào bài học.
- Nội dung:
GV tổ chức trải nghiệm bằng câu hỏi vấn đáp- đọc các câu tục ngữ mà em biết.
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm dự kiến | |
Chuyển giao nhiệm vụ | – GV chuyển giao nhiệm vụ + Gv đặt ra câu hỏi: Em hãy đọc các câu tục ngữ mà em biết? + Sau khi học sinh trả lời, GV gợi nhắc lại tóm lại vấn đề. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. |
Các câu tục ngữ cùng chủ đề. |
Thực hiện nhiệm vụ | – HS theo dõi, hoạt động cá nhân . – GV theo dõi, quan sát HS. | |
Báo cáo/ Thảo luận | – Gv tổ chức hoạt động. – HS trình bày, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. | |
Kết luận/ nhận định | – GV nhận xét câu trả lời; chốt kiến thức, chuyển dẫn vào chủ đề bài học: Như các em vừa thấy đấy có rất nhiều câu tục ngữ hay trong đời sống của chúng ta và được nhân dân vận dụng vào lời ăn tiếng nói hàng ngày.Các câu thể hiện kinh nghiệm sống về mọi mặt và để hiểu rõ hơn về đề tài này hôm này cô trò ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học số 7 này nhé. |
- HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (…’)
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN | ||||||||||||
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là tục ngữ và nội dung, chủ đề của các câu tục ngữ . Nội dung: Gv hướng dẫn bằng cách vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm
|
PHẦN ĐỌC VĂN BẢN
VĂN BẢN 1: NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ THỜI TIẾT
(Tục ngữ)
- MỤC TIÊU
- Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực riêng biệt:
– Đọc – hiểu, phân tích nghĩa của tục ngữ về thời tiết.
– Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thời tiết vào đời sống.
- Phẩm chất:
– Yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại.
– Vận dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm hay phù hợp.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Kế hoạch bài dạy, sách giáo khoa.
– Phiếu học tập số 1
Câu | Số chữ | Số dòng, số vế | Vần | Nội dung chính |
1 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
5 | ||||
6 |
– Tranh ảnh, bài trình chiếu.
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, bút lông, giấy A3.
– Một số câu tục ngữ cùng chủ đề nhắc học sinh soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HĐ 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (5’)
- Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình; kích hoạt tri thức nền; dẫn dắt vào bài học.
- Nội dung:
GV tổ chức trải nghiệm bằng trò chơi ” Đuổi hình bắt chữ “.
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm dự kiến | |
Chuyển giao nhiệm vụ | – GV chuyển giao nhiệm vụ + Gv cho HS xem video “ Đuổi hình bắt chữ” qua dường link sau: https://www.youtube.com/watch?v=qSb7Hc8JwQI – HS tiếp nhận nhiệm vụ. |
Các câu tục ngữ cùng chủ đề thời tiết. |
Thực hiện nhiệm vụ | – HS theo dõi, hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi. GV theo dõi, quan sát HS. | |
Báo cáo/ Thảo luận | – Gv tổ chức hoạt động. – HS trình bày, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. | |
Kết luận/ nhận định | – GV nhận xét câu trả lời; chốt kiến thức, chuyển dẫn vào chủ đề bài học: Như các em vừa thấy có rất nhiều câu tục ngữ mỗi câu mang 1 thông điệp, kinh nghiệm riêng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản 1 của bài 7 để xem ông cha truyền đạt lại kinh nghiệm gì cho chúng ta, cô mời các em vào bài mới. |
- HĐ 2:HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (…’)
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN | ||||||||||||
Mục tiêu: Mục tiêu: Giúp hs rèn kĩ năng đọc, nắm được chủ đề của mỗi câu tục ngữ. Nội dung: Hiểu được ngữ nghĩa cụ thể của mỗi câu tục ngữ và những đề tài chung của các câu tục ngữ này.
|
- SUY NGẪM PHẢN HỒI (…’)
Mục tiêu: – Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về thời tiết. Nội dung: Thuyết trình,vấn đáp, thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung những câu tục ngữ.
|
HOẠT ĐỘNG3 LUYỆN TẬP
- Mục tiêu:Củng cố lại kiến thức đã học.
- Nội dung:Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
|
HOẠT ĐỘNG 4 VẬN DỤNG
Mục tiêu:Học sinh vận dụng các câu tục ngữ đã học vào trong giao tiếp hàng ngày
Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm dự kiến | |
Chuyển giao nhiệm vụ | – GV chuyển giao nhiệm vụ -GV nêu yêu cầu: Em hãy đặt câu có sử dụng một trong những câu tục ngữ vừa học? -HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu | HS đặt câu cùng chủ đề thời tiết. |
Thực hiện nhiệm vụ | – HS suy nghĩ đặt câu – GV lắng nghe | |
Báo cáo/ Thảo luận | – GV gọi HS trình bày – Các em khác nhận xét bổ sung – GV nhận xét * Dự kiến sp: Mai đi học con phải mang áo mưa vì mau sao thì nắng vắng sao thì mưa | |
Kết luận/ nhận định | – GV nhận xét câu trả lời; chốt kiến thức và cho điểm. |
VĂN BẢN 2: NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN
VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
(Số tiết …)
- MỤC TIÊU
- Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực riêng biệt:
– Đọc – hiểu, phân tích nghĩa của các câu tục ngữ về lao động sản xuất.
– Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về lao động sản xuất vào đời sống.
- Phẩm chất:
– Yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại.
– Vận dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm hay phù hợp.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Kế hoạch bài dạy, sách giáo khoa.
– Phiếu học tập số
Phiếu HT Số 1:
Câu | Số chữ | Số dòng | Số vế |
1 | 4 | 1 | 2 |
2 | |||
3 | |||
4 | |||
5 |
Phiếu HT số 2
Câu | Cặp vần | Loại vần |
2 | lụa – lúa | vần sát |
3 | ||
4 | ||
5 | ||
6 |
– Bài trình chiếu.
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, bút lông, giấy A3.
– Một số câu tục ngữ cùng chủ đề nhắc học sinh soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HĐ 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (5’)
- Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình; kích hoạt tri thức nền; dẫn dắt vào bài học.
- Nội dung:
GV tổ chức trải nghiệm bằng cách vấn đáp.
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm dự kiến | |
Chuyển giao nhiệm vụ | – GV chuyển giao nhiệm vụ – GV đặt câu vấn đáp: Thiên nhiên tác động như thế nào đến cuộc sống của chúng ta? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. |
|
Thực hiện nhiệm vụ | – HS theo dõi và trả lời câu hỏi. – GV theo dõi, quan sát HS. | |
Báo cáo/ Thảo luận | – Gv tổ chức hoạt động. – HS trình bày, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. | |
Kết luận/ nhận định | – GV nhận xét câu trả lời; chốt kiến thức, chuyển dẫn vào chủ đề bài học. Các em thấy đấy thiên nhiên có vai trò rất quan trọng trong sản xuất . Vì vậy ông cha đã đúc kết nhiều kinh nghiệm trong các câu tục ngữ về lao động sản xuất. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản 2 của bài 7 để xem ông cha truyền đạt lại kinh nghiệm gìqua các câu tục ngữ đó nhé. |
- HĐ 2:HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (…’)
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN | ||||||||||||
a.Mục tiêu: Mục tiêu: Giúp hs rèn kĩ năng đọc, nắm được chủ đề của các câu tục ngữ. b. Nội dung: Vấn đáp, thuyết trình
|
- SUY NGẪM PHẢN HỒI
Mục tiêu: – Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng một số các câu tục ngữ về lao động sản xuất.
Nội dung: Thuyết trình,vấn đáp, thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung những câu tục ngữ.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||
*NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS thảo luận theo tổ các câu hỏi 1,2,3,4 sgk. Tổ 1- câu 1. Tổ 2 câu 2. Tổ 3- câu 3. Tổ 4- câu 4. Câu hỏi 1: Chỉ ra các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong những câu trên. Câu hỏi 2: Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5. Câu hỏi 3: Tìm các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ từ số 2 đến số 6. Câu hỏi 4: Về hình thức, hai câu tục ngữ số 1 và số 6 có gì khác biệt so với các câu 2,3,4,5?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận theo tổ, dựa vào gợi ý của GV để trả lời câu hỏi vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả – GV mời đại diện tổ trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá – GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức:
NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV cho HS thảo luận từng cặp để tìm ra nội dung của từng câu tục ngữ trên. – Đến câu số 5, số 6 GV gắn hỏi câu hỏi 5,6,trong sgk vào để giải quyết luôn. Câu 1 nói về điều gì?
Câu 2 nói về điều gì?
Câu 3 nói về điều gì?
Câu 4 nói về điều gì?
Câu 5 nói về điều gì?
Tác giả dân gian muốn gửi gắm thô̂ng điệp gì qua câu tục ngữ này? Dự kiến : ông cha ta muốn gửi gắm thông điệp rằng nên biết chọn thời gian phù hợp để canh tác.
Câu 6 nói về điều gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó. ==>Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (lúa chiêm – nép – nghe – phất cờ) có tác dụng làm cho câu tục ngữ thể hiện được cách nhìn của người xưa trước hiện tượng tự nhiên đầy sinh động.
*GV chốt lại kiến thức Các câu tục ngữ trên cùng nói về nội dung gì? Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ ấy đối với lao động sản xuất. Bài giải: Ông cha ta đã dựa trên kinh nghiệm quan sát và giải thích hiện tượng tự nhiên để đúc kết nên câu ca dao này, thể hiện cách nhìn của người xưa trước các hiện tượng tự nhiên. Qua đó, khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu lao động sản xuất, khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.
*Nhiệm vụ 3. Tổng kết Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản -Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân Tiến trình: 1. Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu: Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ? – Học sinh lắng nghe yêu cầu 2. Thực hiện nhiệm vụ: – Học sinh: Suy nghĩ làm việc cá nhân -Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét câu trả lời của học sinh Dự kiến sản phẩm: -Nghệ thuật: Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc; sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả; tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. –Nội dung: Các câu tục ngữ về lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta. | II. Tìm hiểu chi tiết văn bản. 1. Đặc điểm của các câu tục ngữ. · Chủ đề của các câu tục ngữ: Các câu tục ngữ đều nói về những đúc rút từ thực tế của dân gian trong lao động sản xuất nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một kinh nghiệm. · Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5. Bài giải:
· Các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ từ số 2 đến số 6.
– Câu tục ngữ 2: vần lưng (lụa – lúa) – Câu tục ngữ 3: vần cách (lâu – sâu) – Câu tục ngữ 4: vần lưng (lạ – mạ) – Câu tục ngữ 5: vần lưng (Tư – hư) – Câu tục ngữ 6: vần cách (bờ – cờ) => Tác dụng: làm cho các câu tục ngữ có nhịp điệu, có hình ảnh · Hai câu tục ngữ số 1 và số 6 có sự khác biệt so với các câu 2,3,4,5?
Về hình thức, hai câu tục ngữ số 1 và số 6 khác biệt so với các câu 2,3,4,5 ở điểm: – Câu tục ngữ số 1: 1 vế. – Câu tục ngữ số 6: 3 vế.
2. Nội dung của các câu tục ngữ Câu 1: Với nghệ thuật so sánh ngang bằng câu tục ngữ khẳng định vai trò quan trọng của đất đai. Câu 2: Con người đẹp nhờ khoác trên mình bộ quần áo mắc tiền, sang trọng, lúa tốt là vì được chăm bón phân. Câu 3: Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa có nghĩa là: Cày sâu thì lúa tốt, vì đất có tơi xốp lúa mới dễ hút màu; ví như cơm nhai kỹ thì ruột hấp thụ được nhiều. Câu 4: (Ruộng lạ: ruộng trồng đổi vụ, vụ này trồng lúa thì vụ sau trồng khoai và ngược lại; Ruộng quen: ruộng không đổi vụ, quanh năm chỉ để gieo mạ): Một kinh nghiệm trồng trọt, khoai trồng ruộng lạ mới tốt, nhưng mạ thì phải gieo ở ruộng quen mới tốt. Câu 5: Kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại qua câu tục ngữ: thường thì đến tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu nhưng đến tháng tư lúc ấy cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.
Câu 6: Trồng lúa vào vụ chiêm (vụ lúa trong mùa hè thường khô hạn và thiếu nước) nên cây lúa chỉ đật tầm ngang bờ ruộng thôi.Hễ nghe sấm động (có sấm động dẫn đến mưa dông) cây lúa sẽ trổ bông và cho mùa màng bội thu.
III. Tổng kết. 2. Nghệ thuật
-Nghệ thuật: Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc; sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả; tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. 3. Nội dung: Các câu tục ngữ về lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.
|
HOẠT ĐỘNG 3 LUYỆN TẬP
Mục tiêu:Giúp học sinh tìm thêm các câu tục ngữ khác
Nội dung: Học sinh hoạt động cặp đôi
Sản phẩm: Các câu tục ngữ học sinh tìm được
Tiến trình hoạt động:
|
HOẠT ĐỘNG 4 VẬN DỤNG
Mục tiêu:Học sinh vận dụng các câu tục ngữ đã học vào trong giao tiếp hàng ngày
Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm dự kiến | |
Chuyển giao nhiệm vụ | – GV chuyển giao nhiệm vụ -GV nêu yêu cầu: Em hãy đặt câu có sử dụng một trong những câu tục ngữ vừa học? -HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu |
Các câu tục ngữ cùng chủ đề thời tiết. |
Thực hiện nhiệm vụ | – HS suy nghĩ đặt câu – GV lắng nghe * | |
Báo cáo/ Thảo luận | – GV gọi HS trình bày – Các cặp khác nhận xét bổ sung – GV nhận xét * Dự kiến sp: Năm nay tháng 3 mưa nhiều hoa màu tươi tốt được mùa Đúng là mưa tháng 3 hoa đất mưa tháng tư hư đất. | |
Kết luận/ nhận định | – GV nhận xét câu trả lời; chốt kiến thức và cho điểm. |
Đọc kết nối chủ điểm
TỤC NGỮ VÀ SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
-Mở rộng kiến thức về chủ điểm.
2.Năng lực
a.Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác..
b.Năng lực riêng:
-Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung văn bản.
-Liên hệ, kết nối với văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết, Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất để hiểu hơn về chủ đề Trí tuệ dân gian.
3.Phẩm chất:
-Học sinh có ý thức trân trọng kho tang tri thức của ông cha.
II.Thiết bị dạy học và học liệu
-KHBD, SGK, SGV, SBT
-Tranh ảnh
-Máy tính, máy chiếu, bảng phụ.
III.Tiến trình dạy học
A.Hoạt động mở đầu.
a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, thu hút học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b.Nội dung : Học sinh lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV.
c.Sản phẩm: Suy nghĩ của học sinh.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức trò chơi AI NHANH HƠN. Đội nào trả lời đúng và nhiều câu nhất sẽ là đội chiến thắng. Câu 1:……….là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học, kinh nghiệm của nhân dân từ xưa đến nay? Câu 2:Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét….? Câu 3: Câu tục ngữ “Tấc đất, tất vàng” là những kinh nghiệm dân gian về……? Câu 4:Tìm câu tục ngữ trái nghĩa với câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.? -HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ -HS lắng nghe, quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động. -GV tổ chức hoạt động -HS tham gia trò chơi. Bước 4:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài.
| -Gợi ý +Tục ngữ +Nàng Bân +Lao động sản xuất + Ăn cháo đá bát |
B.Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản.
a.Mục tiêu
-Biết cách đọc văn bản
b.Nội dung: HS sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV.
c.Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chú thích. B1: Chuyển giao nhiệm vụ -GV chuyển giao nhiệm vụ +GV hướng dẫn cách đọc( yêu cầu học sinh đọc trước khi đến lớp) +GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó học sinh thay nhau đọc thành tiếng toàn văn bản. +GV tổ chức cuộc thi ô chữ bí mật. HS sẽ lần lượt chọn các ô chữ, mỗi ô là một từ khóa là những chú thích. Chọn đúng từ khóa nào thì học sinh sẽ giải thích nghĩa của từ khóa đó. -HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -HS làm việc cá nhân, tham gia trò chơi. -GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả -HS trình bày sản phẩm -GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -GV nhận xét, bổ sung, chốt laik kiến thức. | I.Trải nghiệm cùng văn bản 1.Đọc -HS biết cách đọc thầm, biết cách đọc to, trôi chảy, phù hợp với tốc độ đọc. 2.Chú thích -Mạ -Lúa chiêm -Điêng điểng -Sân chim -Gie |
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a.Mục tiêu
-Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung văn bản.
-Liên hệ, kết nối với văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết, Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất để hiểu hơn về chủ đề Trí tuệ dân gian.
b.Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của hs.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa tục ngữ và sáng tác văn chương. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ -GV chuyển giao nhiệm vụ * Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân? * Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu gi thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn? -HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -HS làm việc cá nhân. -GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả -HS trình bày sản phẩm -GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -GV nhận xét, bổ sung, chốt laik kiến thức. NV2: Bài học rút ra những lưu ý khi đọc và sử dụng tục ngữ. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Đọc văn bản Nàng Bân, “Chim trời, cá nước…” – xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ? -HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -HS làm việc cá nhân. -GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả -HS trình bày sản phẩm -GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
| II. Suy ngẫm và phản hồi 1.Mối quan hệ giữa tục ngữ và sáng tác văn chương. – Nhân dân ta đã mượn hình ảnh nàng Bân may áo rét cho chồng để nói về cái rét. Đó là cái rét cuối cùng của mùa đông xảy ra vào tháng 3, khi mà thời tiết đột nhiên trở lạnh ngay giữa những ngày nắng liên tiếp. – Câu Chim trời cá nước, ai được nấy ăn được hiểu theo nghĩa là của cải thiên nhiên ban tặng không của riêng ai, sự chiếm hữu là không hạn chế. => Tác dụng: tăng sự thuyết phục về một nhận thức của con người.
2. Những lưu ý khi đọc và sử dụng tục ngữ.
-Cần sử dụng đúng ngữ cảnh, đúng ý nghĩa về câu chuyện được nói đến trong văn bản. |
C.Hoạt động luyện tập
a.Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học
b.Nội dung:GV tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng”
- Sản phẩm: Câu trả lời của hs, thái độ tham gia trò chơi.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS | HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -HS suy nghĩ,trả lời. -GV quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả -GV tổ chức hoạt động. -Chia sẻ, lắng nghe. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ | Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương:
|
D.Hoạt động vận dụng
a.Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học để làm bài tập.
b.Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời , trao đổi.
- Sản phẩm: Câu trả lời của họ sinh.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS | HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ * Viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn trong đó sử dụng một câu tục ngữ trong bài học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -HS suy nghĩ,trả lời. -GV quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả -GV tổ chức hoạt động. -Chia sẻ, lắng nghe. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ | HS viết đoạn văn đúng hình thức, nội dung. |
Đọc mở rộng theo thể loại
NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
-Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.
-Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
2.Năng lực
a.Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác..
b.Năng lực riêng:
-Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung văn bản.
-Liên hệ, kết nối với văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết, Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất để hiểu hơn về chủ đề Trí tuệ dân gian.
3.Phẩm chất:Học sinh có ý thức trân trọng kho tàng tri thức của ông cha.
II.Thiết bị dạy học và học liệu
-KHBD, SGK, SGV, SBT
-Tranh ảnh
-Máy tính, máy chiếu, bảng phụ.
III.Tiến trình dạy học
A.Hoạt động mở đầu.
a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, thu hút học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b.Nội dung : Học sinh lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV.
c.Sản phẩm: Suy nghĩ của học sinh.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức trò chơi “Đố vui”. Đội nào trả lời đúng và nhiều câu nhất sẽ là đội chiến thắng. *Tìm và đọc các câu tục ngữ liên quan đến con người hoặc xã hội mà em đã biết, giải nghĩa sơ lược? -HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ -HS lắng nghe, quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động. -GV tổ chức hoạt động -HS tham gia trò chơi. Bước 4:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài.
| -Gợi ý +Có công mài sắt, có ngày nên kim. +Một mặt người bằng mười mặt của. +Người ta là hoa đất. +Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. …. |
B.Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản.
a.Mục tiêu:Biết cách đọc văn bản
b.Nội dung: HS sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV.
c.Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chú thích. B1: Chuyển giao nhiệm vụ -GV chuyển giao nhiệm vụ +GV hướng dẫn cách đọc( yêu cầu học sinh đọc trước khi đến lớp) +GV đọc mẫu thành tiếng hai câu tục ngữ đầu, sau đó học sinh thay nhau đọc thành tiếng toàn văn bản. +GV tổ chức cuộc thi ô chữ bí mật. HS sẽ lần lượt chọn các ô chữ, mỗi ô là một từ khóa là những chú thích. Chọn đúng từ khóa nào thì học sinh sẽ giải thích nghĩa của từ khóa đó. -HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -HS làm việc cá nhân, tham gia trò chơi. -GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả -HS trình bày sản phẩm -GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -GV nhận xét, bổ sung, chốt laik kiến thức. | I.Trải nghiệm cùng văn bản 1.Đọc -HS biết cách đọc thầm, biết cách đọc to, trôi chảy, phù hợp với tốc độ đọc. 2.Chú thích -Không tày -Sóng cả -Ngã
|
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a.Mục tiêu
-Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.
-Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
-Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung văn bản.
b.Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của hs.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NV1: Tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ -GV chuyển giao nhiệm vụ * HS hoàn thành phiếu học tâp số 1,2,3 để tìm hiểu văn bản; HS làm việc theo nhóm. -HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -HS làm việc theo nhóm. -GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả -HS trình bày sản phẩm -GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -GV nhận xét, bổ sung, chốt laik kiến thức.
NV2: Bài học rút ra những lưu ý khi đọc và sử dụng tục ngữ. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ *Khi đọc tục ngữ và sử dụng tục ngữ, chúng ta cần những lưu ý nào? -HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -HS làm việc cá nhân. -GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả -HS trình bày sản phẩm -GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ NV3:Nội dung của những câu tục ngữ về con người và xã hội. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ *Khái quát nội dung của các câu tục ngữ về con ngươi và xã hội? -HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -HS làm việc cá nhân. -GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả -HS trình bày sản phẩm -GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ | II. Suy ngẫm và phản hồi 1. Đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ. a.Số chữ, số dòng, vế câu
b.Hiệp vần, loại vần
c.Biện pháp tu từ
2.Những lưu ý khi đọc và sử dụng tục ngữ -Xác định số dòng, số chữ, vần, cấu trúc các vế trong các câu tục ngữ. -Xác định nghĩa của những từ ngữ mới, khó hiểu. -Chú ý những từ ngữ, hình ảnh độc đáo. -Tìm và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản(nếu có).
3.Nội dung của những câu tục ngữ về con người và xã hội. -Thể hiện truyền thống tôn vinh giá trị con người: đạo lí, lẽ sống, nhân văn,… -Tục ngữ còn là những bài học, những lời khuyên về cách ứng xử cho con người ở nhiều lĩnh vực: đấu tranh xã hội, quan hệ xã hội. |
C.Hoạt động luyện tập
a.Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học
b.Nội dung:HS hoạt động cá nhân; trình bày kết quả hoạt động.
- Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ *Trình bày cảm nhận của em về một trong số các câu tục ngữ mà em vừa học một cách ngắn gọn? -HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -HS làm việc cá nhân. -GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả -HS trình bày sản phẩm -GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
| Một đoạn văn nêu đủ nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của một câu tục ngữ. |
D.Hoạt động vận dụng
a.Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học để làm bài tập.
b.Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời , trao đổi.
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS | HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ * Hãy tìm một tình huống mà em có thể vận dụng một câu tục ngữ về con người và xã hội trong bài cho hợp lí? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -HS suy nghĩ,trả lời. -GV quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả -GV tổ chức hoạt động. -Chia sẻ, lắng nghe. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ | -Ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu sống theo đạo lý “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. -Dù hoàn cảnh sống có nhiều khó khăn thì mỗi người vẫn phải luôn tự nhắc nhở mình “Đói cho sạch, rách cho thơm”. |
*Phiếu học tập
Câu tục ngữ | Số chữ | Số dòng | Số vế |
1 | |||
6 | |||
8 | |||
9 |
Câu tục ngữ | Cặp vần | Loại vần |
3 | ||
4 | ||
5 | ||
7 | ||
8 |
Từ ngữ | Biện pháp tu từ | Tác dụng |
“Ăn quả” | ||
“Nhớ kẻ trồng cây” | ||
“Sóng cả” | ||
“Ngã tay chèo” | ||
“Mài sắt” “Nên kim” |
Tuần: | Thực hành tiếng Việt | Ngày soạn: |
Tiết: | THÀNH NGỮ, NÓI QUÁ VÀ NÓI GIẢM NÓI TRÁNH | Ngày dạy: |
- MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
- Về năng lực:
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của thành ngữ, tục ngữ.
– Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh.
– Sử dụng thành ngữ, tục ngữ phù hợp với văn cảnh.
- 2. Về phẩm chất:
– Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
– Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, thẻ màu, phiếu học tập, phiếu bài tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Đặc điểm phân biệt | Tục ngữ | Thành ngữ |
Hình thức | ||
Chức năng | ||
Ví dụ |
PHIẾU BÀI TẬP
Câu | Thành ngữ | Thuộc thành phần | Tác dụng/Ý nghĩa |
a) | |||
b) | |||
c) |
- Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
- Nội dung: GV tổ chức một trò chơi ‘‘Ai nhanh hơn‘‘ để tìm ra được những câu tục ngữ.
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ :GV trình chiếu 10 câu ví dụ, yêu cầu HS tìm ra được những câu tục ngữ có trong những ví dụ đó, mỗi bạn tìm 1 câu và hỏi thêm HS về ý nghĩa của câu tục ngữ đó:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây | Mẹ tròn con vuông |
Cái nết đánh chết cái đẹp | Đi một ngày đàng học một sàng khôn |
Treo đầu dê bán thịt chó | Đói cho sạch, rách cho thơm |
Nhắm mắt xuôi tay | Một nắng hai sương |
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng | Nước đổ lá khoai |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và tìm nhanh câu tục ngữ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
+ GV gọi lần lượt các HS tìm tục ngữ, mỗi bạn tìm đúng được nhận một ngôi sao may mắn.
+ HS trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Qua trò chơi nhỏ vừa rồi, cô nhận thấy các em đã nắm vững được kiến thức về tục ngữ của tiết học trước. Các em đã nhanh chóng tìm ra được những câu tục ngữ. Những ví dụ còn lại không phải là tục ngữ nhưng chúng ta cũng rất hay dùng trong cuộc sống. Những ví dụ đó ta gọi là thành ngữ. Vậy thành ngữ là gì, có đặc điểm và chức năng như thế nào? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay nhé!
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu Tri thức tiếng Việt
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG LƯU BẢNG | ||
*Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thành ngữ a. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm, chức năng từ đó phân biệt được tục ngữ và thành ngữ. b. Nội dung: Giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức. c. Sản phẩm: phiếu học tập của các nhóm. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS ngồi theo vị trí nhóm, phát phiếu học tập, hướng dẫn cách thức thực hiện và quy định thời gian và cách trình bày. – HS tập trung lắng nghe GV hướng dẫn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Tiến hành phân chia nhiệm vụ thực hiện để hoàn thành PHT. – GV theo dõi, quan sát và gợi mở (nếu cần). Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: – Cho 1 nhóm xung phong trình bày. – Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). – Gọi thêm 1 nhóm trình bày. HS: – Trình bày kết quả làm việc nhóm – Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) – Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS. – Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. – HS ghi nhận kiến thức vào vở.
*Nhiệm vụ 2: Thực hành với ngữ liệu của bài tập số 5 SGK a. Mục tiêu: -Nhận diện và hiểu được ý nghĩa của tục ngữ hay thành ngữ. -Nắm vững được kiến thức. b. Nội dung: Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, thuyết trình. c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân để thực hiện lần lượt các nhiệm vụ sau: Cho ví dụ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.” +Đây là thành ngữ hay tục ngữ? Có ý nghĩa gì? +Câu tục ngữ có điều gì phi thực tế? – HS tập trung lắng nghe GV đưa ra nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Suy nghĩ và dự kiến câu trả lời. – GV cho thời gian suy nghĩ, theo dõi, quan sát HS và gợi mở (nếu cần). Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: – Gọi 1 HS trả lời cho câu hỏi thứ nhất. – Gọi thêm 1 HS để trả lời cho câu hỏi thứ hai. HS: – Trình bày suy nghĩ cá nhân. – Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) – Nhận xét về tinh thần và câu trả lời của HS. – GV đánh giá điểm số và chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo: Đó là do nhân dân ta đã sử dụng một biện pháp tu từ làm cho câu nói giàu hình ảnh và ấn tượng hơn. Đó là biện pháp tu từ gì, các em cùng tìm hiểu thêm qua các ví dụ sau: | I.Tri thức tiếng Việt *Thành ngữ : -Khái niệm: Là một tập hợp từ cố định quen dùng. VD: Chậm như rùa, nhanh như cắt, đen như cột nhà cháy,.. -Chức năng: làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh, cảm xúc (là 1 bộ phận của câu). | ||
*Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu biện pháp Nói quá | |||
a. Mục tiêu:Nắm được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá. b. Nội dung: Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, thuyết trình. c. Sản phẩm: câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV cho 5 câu thành ngữ nhưng mỗi thành ngữ còn khuyết 1 từ: 1/lớn nhanh như……. 2/đi………. trong bụng 3/mình đồng da …… 4/một bước lên …….. 5/ vắt……..lên cổ +Em hãy tìm từ còn thiếu trong mỗi câu thành ngữ. +Những thành ngữ này có gì giống nhau về cách thể hiện nội dung? – HS tập trung lắng nghe GV giao nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, dự kiến câu trả lời. – GV theo dõi, quan sát HS và gợi mở (nếu cần). Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: – Gọi HS trình bày. – Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. HS: – Trình bày suy nghĩ cá nhân. – Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) – Nhận xét tinh thần và câu trả lời của HS. – GV chốt kiến thức. – HS ghi nhận kiến thức vào vở. | *Nói quá: -Khái niệm:là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. VD: Tát cạn biển Đông.
| ||
*Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu biện pháp Nói giảm nói tránh | |||
a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. b. Nội dung: Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, thuyết trình. c. Sản phẩm: câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV cho ví dụ: “Chẳng ai muốn thấy một “cao thủ dế” qua đời bằng cách đó.” +Trong câu trên từ “qua đời” được dùng thay thế cho từ nào? +Việc dùng từ “qua đời” có tác dụng gì? – HS tập trung lắng nghe GV giao nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ cá nhân, dự kiến câu trả lời. – GV cho thời gian suy nghĩ, theo dõi, quan sát HS và gợi ý (nếu cần). Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: – Gọi HS trả lời, gợi mở (nếu cần). – Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. HS: – Trình bày suy nghĩ cá nhân – Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) – GV nhận xét và chốt kiến thức. – HS ghi nhận kiến thức vào vở. | *Nói giảm nói tránh -Khái niệm:là biện pháp dùng cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD: +Sử dụng những từ đồng nghĩa, gần nghĩa: qua đời, mất, ra đi, từ trần,.. +Sử dụng cách nói đối lập: Bạn ấy không được cao; Bạn ấy hát chưa hay;… +Sử dụng cách nói hàm ý: A: Bạn Nam học Toán giỏi không? B: Mình thấy trong các môn thì bạn ấy học văn rất tốt, rất có khiếu văn chương. | ||
*Nhiệm vụ 5: Thực hành BT số 6 SGK | |||
a. Mục tiêu: Phát hiện và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ NGNT b. Nội dung: Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, thuyết trình. c. Sản phẩm: câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:GV gọi HS đọc yêu cầu BT số 6. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS đọc, suy nghĩ, dự kiến câu trả lời. – GV cho thời gian suy nghĩ, theo dõi, quan sát HS và gợi ý (nếu cần). Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: – Gọi HS trả lời, gợi mở (nếu cần). – Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. HS: – Trình bày suy nghĩ cá nhân – Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) – GV nhận xét và chốt kiến thức. – HS lắng nghe và ghi nhớ. | Bài tập 6: Cách diễn đạt “về với thượng đế chí nhân” là sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh để thay thế cho cái chết. Với cách diễn đạt này khiến cho câu văn trở nên nhẹ nhàng, bình thản hơn qua đó bộc lộ được tình cảm yêu quí của người cháu dành cho người bà thân thương của mình. | ||
Hoạt động 2: Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG LƯU BẢNG | ||||||||||||||||||||||||||||||||
*Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập 1. a. Mục tiêu: HS thực hành làm bài tập để hiểu kiến thức về thành ngữ. b. Nội dung: GV cho HS thảo luận cặp đôi. c. Sản phẩm: Phần bài tập hs đã làm. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: – GV phát phiếu bài tập- yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi, làm bài tập vào phiếu bài tập trong 5 phút, sau đó thống nhất và chia sẻ. Xác định thành ngữ trong các câu sau, cho biết thành ngữ đó là thành phần nào của câu và nêu tác dụng của thành ngữ tìm được. a) Được mười điểm kiểm tra môn Toán, nó vui như Tết. b) Vì không có nhiều thời gian nên chúng tôi cũng chỉ cưỡi ngựa xem hoa thôi. c) Khi tối lửa tắt đèn, họ luôn giúp đỡ lẫn nhau. PHIẾU BÀI TẬP
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS hoạt động cặp đôi làm bài tập vào phiếu bài tập trong 5 phút, sau đó đổi bài và chấm chéo, đại diện chia sẻ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: – Yêu cầu HS lên trình bày. – Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: – Trình bày kết quả làm việc nhóm đôi – Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) – Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS. – Gv sửa chữa, đánh giá điểm số cho nhóm có sản phẩm tốt nhất, chốt kiến thức. | II.Luyện tập Bài tập 1
| ||||||||||||||||||||||||||||||||
*Nhiệm vụ 2: HS làm bài tập 4+7 | |||||||||||||||||||||||||||||||||
a. Mục tiêu: – HS thực hành làm bài tập để biết cách sử dụng thành ngữ phù hợp với văn cảnh, rèn luyện kĩ năng đặt câu. – HS thực hành làm bài tập để ôn lại kiến thức về biện pháp tu từ so sánh: nhận diện và nêu được tác dụng của phép so sánh. b. Nội dung: Học sinh làm bài tập bằng sản phẩm viết dưới hình thức bài kiểm tra cá nhân. c. Sản phẩm: Phần bài tập hs đã làm. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:GV yêu cầu HS thực hiện BT 4 và 7 trên giấy cá nhân trong 10 phút sau đó nộp cho GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs hoạt động cá nhân làm bài tập vào giấy cá nhân. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV:Yêu cầu HS nộp bài. HS:Nộp bài cho GV. Bước 4: Kết luận, nhận định – GV nhận xét thái độ làm bài của HS. – GV sửa chữa, đánh giá vào tiết học sau. | Bài tập 4: HS đặt câu có sử dụng các thành ngữ: nước đổ đầu vịt, như hai giọt nước, trắng như tuyết. Yêu cầu: HS viết đúng cấu trúc câu, có gạch chân thành ngữ được sử dụng.
Bài tập 7: -Hình ảnh so sánh: +vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên song +tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng +Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. +Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám +Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhành cây. -Tác dụng: Với những hình ảnh so sánh làm cho đối tượng được miêu tả trở nên cụ thể, chi tiết và sinh động hơn, góp phần vẽ nên một khung cảnh đất rừng phương Nam hoang dã, náo nhiệt bởi sự phong phú của các loài sinh vật nơi đây. |
C.VẬN DỤNG
- a. Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
- b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 3SGK bằng trò chơi.
- c. Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh.
- d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV tổ chức trò chơi: “Anh xanh em đỏ”
*Luật chơi:
- Mỗi em được phát một tấm thẻ màu đỏ và một tấm thẻ màu xanh.
- GV đọc lần lượt các ví dụ có trong BT 3, nếu là tục ngữ thì HS giơ thẻ màu đỏ, nếu ví dụ là thành ngữ thì HS giờ thẻ màu xanh.
- Em nào giơ thẻ đúng hết các ví dụ thì chiến thắng.
- Em nào có lượt sai thì đứng lên bục và chịu hình phạt của những bạn chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– GV đọc lần lượt các ví dụ.
– HS lắng nghe GV đọc ví dụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV:Yêu cầu HS giơ thẻ
HS:Giơ thẻ cá nhân
GV:Công bố đáp án và gọi những HS giơ thẻ sai lên bục.
HS:làm theo chỉ dẫn của GV.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
– HS: những bạn chọn sai chịu hình phạt của những bạn chiến thắng.
– GV nhận xét thái độ tham gia trò chơi, đánh giá kết quả và yêu cầu HS về nhà sưu tầm thêm tục ngữ và thành ngữ ghi vào tấm thẻ màu phù hợp, tiết sau sẽ gọi báo cáo.
VIẾT
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG
(Thời lượng: 3 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
– Bài văn nghị luận về một vấn đề (câu tục ngữ, danh ngôn…) trong đời sống.
– Vấn đề và ý kiến trong bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
– Lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
- Về năng lực
* Năng lực chung
– Tự chủ và tự học:
+ Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động. Ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính.
+ Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
+ Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể.
+ Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thức đẩy hoạt động chung; chia sẻ khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
+ Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
* Năng lực đặc thù
– Biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến của người viết.
– Đưa ra được lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
- 3. Về phẩm chất:
– Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
– Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị
Máy tính, máy chiếu…
- Học liệu
SGK, sách tham khảo, bảng kiểm…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình
Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Hãy nêu ra một số câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong cuộc sống mà em đã từng đọc qua hoặc yêu thích.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, đưa ra đáp án.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS khác nhận xét.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới:
Em đã được học kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ở bài hành trình tri thức. Trong bài học này, em tiếp tục sử dụng kĩ năng đó để viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về một câu tục ngữ hoặc một câu danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.
- HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (25’)
TÌM HIỂU CÁC BƯỚC ĐỐI VỚI BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT CÂU TỤC NGỮ HOẶC DANH NGÔN BÀN VỀ VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG | |
Mục tiêu: HS biết được – Kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề (câu tục ngữ, danh ngôn…) trong đời sống. – Vấn đề và ý kiến trong bài văn nghị luận về một vấn đề (câu tục ngữ, danh ngôn…) trong đời sống. – Lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận về một vấn đề (câu tục ngữ, danh ngôn…) trong đời sống. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, tự tìm hiểu về các yêu cầu trong các bước làm bài. Yêu cầu HS giải thích nội dung của các yêu cầu ấy. | |
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm cần đạt |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) – GV cho HS thảo luận cặp đôi (5’): Đọc và trao đổi, tìm hiểu các bước được gợi ý trong SGK. – GV cho các nhóm HS lần lượt thuyết trình về các bước làm bài. GV có thể yêu cầu HS lấy ví dụ (nếu cần thiết). B2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận – HS báo cáo kết quả theo yêu cầu của GV. – Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). B4: Kết luận, nhận định – GV nhận xét, tổng hợp lại kiến thức. | I. Quy trình viết Nội dung trang 37, 38, 39 SGK |
- HĐ 3: Luyện tập (100’)
THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC (…’) | |
Mục tiêu: HS có thể: – Biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến của người viết. – Đưa ra được lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân viết bài văn nghị luận về một câu tục ngữ, danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống. | |
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: – GV cho HS làm việc cá nhân viết bài văn nghị luận về một câu tục ngữ, danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống. – Sau khi HS đọc, GV chiếu bài làm của HS lên cho HS khác nhận xét. B2: Thực hiện nhiệm vụ – HS viết bài. – HS tự đối chiếu bảng kiểm để kiểm tra bài làm của mình. B3: Báo cáo, thảo luận – HS lần lượt đọc bài viết. – HS khác lắng nghe, sử dụng bảng kiểm để đánh giá bài làm của bạn. B4: Kết luận, nhận định:GV nhận xét, đánh giá. | II. Luyện tập Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một câu tục ngữ, danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.
|
Mở bài: Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống. Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được. Thân bài Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ, phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta. Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó. Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình. Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt. Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới. Kết bài Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu xa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé! |
- HĐ 4: Vận dụng (5’)
- a) Mục tiêu:HS vận dụng được kiến thức về cách làm bài văn nghị luận về một câu tục ngữ, danh ngôn để làm được bài văn nghị luận cho một đề văn cụ thể.
- b) Nội dung:GV giao bài tập, yêu cầu HS thực hiện ở nhà và gởi lên nhóm học tập để HS cùng nhau đánh giá.
- c) Sản phẩm:Bài làm của HS.
- d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV nêu yêu cầu: Viết bài văn nghị luận (khoảng 700 chữ) bàn về câu nói của nhà văn Nga Maksim Gorky: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”
– GV phân công nhóm HS nhận xét bài làm của nhau.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:HS viết bài ở nhà, gởi bài làm lên nhóm học tập cho các HS khác nhận xét.
B3: Báo cáo, thảo luận:HS khác nhận xét theo sự phân công của GV.
B4: Kết luận, nhận định:GV nhận xét, đánh giá.
Tuần: | NÓI VÀ NGHE | Ngày soạn: |
Tiết: | XÂY DỰNG VÀ TÔN TRỌNG Ý KIẾN KHÁC BIỆT | Ngày dạy: |
- MỤC TIÊU
- Năng lực
- Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực riêng biệt:
– Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
– Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.
- Phẩm chất:
– Trung thực: trình bày đúng với những quan điểm, suy nghĩ của bản thân.
– Trách nhiệm: chịu trách nghiệm với những ý kiến của cá nhân đưa ra.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo án
- SGK, SGV
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 | |
Ý kiến của tôi | Lí do |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
|
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
PHIẾU THỰC HIỆN NHIỆM VỤ Ở NHÀ | |
Ý kiến của tôi | Ý kiến của phụ huynh |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
- Nội dung: GV tổ chức một cuộc phỏng vấn ngắn.
- Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV nêu câu hỏi phỏng vấn: Trong buổi thảo luận, em đã từng bắt gặp những trường hợp nào khiến cho cuộc thảo luận rơi vào thất bại?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ nhanh và chuẩn bị câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả
+ GV gọi liên tiếp nhiều hs bất kì trả lời nhanh câu hỏi
+ HS trình bày suy nghĩ cá nhân.
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Dự kiến câu trả lời: Các bạn không tích cực vào cuộc thảo luận mà làm việc riêng; Phân công công việc không hợp lí, các bạn tranh cãi dẫn đến xích mích,…
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Các ý kiến mà các em vừa nêu quả thật là những vấn đề thực tế mà chúng ta đang gặp phải cho bất kì cuộc bàn luận, trao đổi. Chúng ta đã nhìn ra được vấn đề và điều bây giờ ta cần làm là tìm những giải pháp để khắc phục những vấn đề đó. Để làm được điều đó hôm nay cô trò chúng ta cùng thực hành một buổi trao đổi, thảo luận với một chủ đề cụ thể nhé!
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
- Mục tiêu: Thu thập thông tin, xây dựng những ý kiến để chuẩn bị trình bày.
- Nội dung: Hướng dẫn HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để phục vụ cho bài nói.
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
*Hoạt động cá nhân 7 phút Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ -GV yêu cầu HS ngồi theo vị trí nhóm. -GV phát PHT số 1. -GV yêu cầu HS đọc nội dung sách giáo khoa đến hết trang 39 và thực hiện PHT số 1. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -HS tiến hành đọc SGK. -Hoàn thành PHT số 1 của cá nhân. -GV theo dõi, quan sát và gợi ý. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận + GV gọi một vài HS trình bày PHT số 1. + HS trình bày sản phẩm. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung. + HS tự điều chỉnh sản phẩm của cá nhân. | Chủ đề trao đổi: Trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. -GV ghi một số ý kiến tiêu biểu của HS lên bảng.
|
*Hoạt động nhóm 8 phút theo hình thức khăn trải bàn Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ -GV phát PHT số 2 và hướng dẫn HS cách thực hiện. -GV yêu cầu HS đọc nội dung sách giáo khoa đến hết trang 40 và thực hiện PHT số 2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -HS tiến hành đọc SGK. -Hoàn thành PHT số 2 bằng cách mỗi thành viên của nhóm sẽ ghi ý kiến cá nhân vào một ô vị trí sau đó chuyền cho HS kế tiếp, lần lượt đến hết nhóm. -GV theo dõi, quan sát và gợi ý. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận + GV cho các nhóm trình bày theo tinh thần xung phong. + HS trình bày sản phẩm. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung. + HS tự điều chỉnh sản phẩm của nhóm. | -GV ghi một số ý kiến tiêu biểu của HS lên bảng.
|
Hoạt động 2: Thực hành
- Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
- Nội dung: HS thực hành trình bày trao đổi ý kiến về một vấn đề.
- Sản phẩm học tập: Ý kiến và sự tiếp thu phản hồi ý kiến của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chia lớp luyện nói theo nhóm. GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 2 dãy lớp tiến hành trao đổi, thảo luận. Nhắc HS nhìn vào bảng kiểm trong SGK để tăng hiệu quả của luyện tập. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS luyện nói + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. + GV lắng nghe, quan sát và ghi nhận HS trình bày. Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + HS tự đánh giá theo bảng kiểm. + Cho HS tự bình chọn nhóm có phần trao đổi tốt nhất. + GV nhận xét, đánh giá điểm số. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp vấn đáp
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV đặt câu hỏi: Qua buổi thảo luận vừa rồi, em rút ra được những kinh nghiệm gì trong quá trình thảo luận, trao đổi? – HS lắng nghe và tiếp nhận câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS suy nghĩ cá nhân. + GV quan sát, gợi mở. Bước 3: Báo cáo kết quả + HS trình bày suy nghĩ cá nhân. + GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại vấn đề |
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Thực hiện ở nhà)
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện.
- Nội dung:Yêu cầu HS trao đổi về chủ đề “việc chơi game của học sinh hiện nay” với phụ huynh.
- Sản phẩm học tập: Phiếu nộp sản phẩm thực hiện ở nhà.
ÔN TẬP
- I. MỤC TIÊU:
- 1. Về năng lực:
– Biết tìm hiểu yếu tố, đặc điểm, chức năng của tục ngữ.
– Biết cách làm một bài văn nghị luận
– Biết phân tích, so sánh sự khác nhau giữa tục ngữ với thành ngữ. .
- 2. Về phẩm chất:
– Biết tôn trọng ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
– SGK, SGV.
– Máy chiếu, máy tính.
– Tài liệu, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
- Tổ chức thực hiện:
– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”: Em hãy quan sát hình ảnh và cho biết nội dung những câu tục ngữ tương ứng?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, bạn nào trả lời nhanh và đầy đủ nhất sẽ được điểm thưởng.
– GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập lại các văn bản tục ngữ đã học và khắc sâu kiến thức ở những nội dung khác.
- Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
– Phương pháp, kĩ thuật dạy học: đàm thoại gơi mở. hợp tác
– Người đánh giá, sản phẩm, công cụ đánh giá: GV đánh giá HS, Hs đánh giá lẫn nhau
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Củng cố tri thức về văn bản và thể loại
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – Gv nêu yêu cầu HS tự khái quát lại kĩ năng đọc các văn bản – Chia lớp thành 6 nhóm, phân công nhiệm vụ cho các nhóm. + GV trình chiếu kết hợp phát cho HS Phiếu học tập số 1
Câu 2: Hãy xác định số dòng, số chữ, các cặp vần, các vế, biện pháp tu từ trong các câu tục ngữ sau: a. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng b. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước c. Én bay thấp, mưa ngập bờ ao Én bay cao, mưa rào lại tạnh – HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Câu 3: Thành ngữ và tục ngữ khác nhau như thế nào?
Câu 4: Viết 3 câu có sử dụng biện pháp nói quá và 3 câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả; – GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Chia sẻ kinh nghiệm khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn trải bàn. Từng HS nêu hai kinh nghiệm của mình có được khi thực hành viết văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.
HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả; – GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. Nhiệm vụ 3: Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những gì để có thể trao đổi một cách tôn trọng và xây dựng ý kiến khác biệt. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV nêu rõ yêu cầu HS xác định mục đích làm bài tập 6. – HS thảo luận cặp đôi – GV hướng dẫn HS khi cần thiết. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả hoạt động; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. Nhiệm vụ 4: Khái quát tri thức : Qua bài học em hiểu thế nào về “trí tuệ dân gian”? Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV nêu rõ yêu cầu HS xác định mục đích làm bài tập 7. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả – HS nêu cách hiểu của mình về “trí tuệ dân gian” – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
| Câu 1: Phiếu học tập số 1
Câu 2: Hãy xác định số dòng, số chữ, các cặp vần, các vế, biện pháp tu từ trong các câu tục ngữ sau:
Câu 3: Gợi ý:
Câu 4: HS tự đăt câu phù hợp.
Sản phẩm dự kiến: Câu 5: Gợi ý thảo luận chia sẻ nhóm đôi.
Chia sẻ kinh nghiệm mà em có được khi thực hành viết văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống – Chuẩn bị trước nội dung thảo luận (nếu có trước câu hỏi). – Tự tin trình bày ý kiến của mình. – Nghiêm túc lắng nghe ý kiến của người khác. – Ghi lại và chia sẻ những ý kiến mình chưa rõ để được giải đáp. – Cùng thảo luận và đi đến thống nhất chung.
Câu 6: Gợi ý -Chuẩn bị tốt nội dung trao đổi. – Cách trao đổi – Thể hiện trực tiếp, rõ ràng ý kiến về vấn đề cần trao đổi. – Đưa ra được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. – Sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ hợp lí. – Nghiêm túc lắng nghe ý kiến của người khác. – Bảo vệ ý kiến của mình với thái độ tôn trọng. – Tôn trọng các ý kiến khác biệt.
Câu 7: Gợi ý Trí tuệ dân gian là kho tàng tri thức được đúc kết từ trí tuệ và kinh nghiệm sống bao đời của dân tộc.
|
- Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Đọc khắc sâu các văn bản đã học.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
– Phương pháp, kĩ thuật dạy học:đàm thoại gơi mở
– Người đánh giá, sản phẩm, công cụ đánh giá: GV đánh giá HS, Hs đánh giá lẫn nhau
HĐ của thầy và trò |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV gọi thêm một số HS đọc trước lớp các câu thành ngữ, tục ngữ có biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh, các HS còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS đọc để xác định yêu cầu của bài tập. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – GV yêu cầu HS chữa bài tập bằng cách trình bày sản phẩm của mình. – HS lên bảng chữa bài hoặc đứng tại chỗ để trình bày. HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung (nếu cần)… Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét bài làm của HS. |
- Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Nắm được cách đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
– Phương pháp, kĩ thuật dạy học:đàm thoại gơi mở
– Người đánh giá, sản phẩm, công cụ đánh giá: GV đánh giá HS, Hs đánh giá lẫn nhau
Hoạt động của thầy và trò |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản mẫu cùng thể loại để khắc sâu kiến thức. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS đọc văn bản Bước 3: Báo cáo kết quả – HS tương tác, nhận xét, đặt câu hỏi. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. |