Thực hành tiếng Việt Bài 7: Thành ngữ; Tục ngữ (Ngữ Văn 7, tập 2, sách Chân trời sáng tạo).

bai-7-thuc-hanh-tieng-viet-bai-7-sgk-ngu-van-7-tap-2-sach-chan-troi-sang-tao

Thực hành tiếng Việt:

THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ

Câu 1. Xác định thành ngữ trong các câu sau và cho biết đó là thành phần nào trong câu:

  1. Được 10 điểm kiểm tra môn Toán, nó vui như Tết.
  2. Vì không có nhiều thời gian nên chúng tôi cũng chỉ cưỡi ngựa xem hoa thôi.
  3. Khi tối lửa tắt đèn, họ luôn giúp đỡ lẫn nhau.

Nêu tác dụng của việc sử dụng các thành ngữ đó.

Trả lời:

Câu Thành ngữ Thành phần câu Tác dụng
a Vui như Tết Vị ngữ Làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc hơn.
b Cưỡi ngựa xem hoa Vị ngữ
c Tối lửa tắt đèn Trạng ngữ

Câu 2. Tìm năm thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng.

Trả lời:

Stt Thành ngữ Giải thích
1 Đen như cột nhà cháy Chỉ về làn da, rất đen, rất xấu. ở đây chỉ thái độ chê bai.
2 Đẹp như tiên Chỉ vẻ đẹp lý tưởng của người con gái.
3 Lớn nhanh như thổi Nghĩa người hoặc sự việc lớn rất nhanh
4 Hôi như cú mèo Chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu
5 Mình đồng da sắt Thân thể khoẻ mạnh, rắn chắc như sắt như đồng, có thể chịu đựng được mọi gian lao, vất vả

Câu 3. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là thành ngữ, trường hợp nào là tục ngữ? Dựa trên cơ sở nào em phân loại như vậy?

  1. Ếch ngồi đáy giếng
  2. Uống nước nhớ nguồn.
  3. Người ta là hoa đất.
  4. Đẹp như tiên
  5. Cái nết đánh chết cái đẹp.

Trả lời:

Thành ngữ Tục ngữ
a. Ếch ngồi đáy giếng b. Uống nước nhớ nguồn
d. Đẹp như tiên c. Người ta là hoa đất
e. Cái nết đánh chết cái đẹp.

* Cơ sở phân loại:

– Dựa vào nội dung:

+ Tục ngữ: Thường là một nhận xét, kinh nghiệm của nhân dân.

+ Thành ngữ: là một tập hợp từ cố định, có tính hình tượng và biểu cảm.

– Dựa vào hình thức:

+ Tục ngữ có cách gieo vần sát và vần cách. Còn thành ngữ thường không gieo vần.

+ Tục ngữ diễn đạt một ý trọn vẹn, thành ngữ là một bộ phận của câu hay thành phần phụ trong các cụm từ.

Câu 4. Đặt câu có sử dụng các thành ngữ: nước đổ đầu vịt, như hai giọt nước, trắng như tuyết.

Trả lời:

– Tôi nói nó mãi mà nó cứ như “nước đổ đầu vịt”.

– Hai chị em giống nhau như “hai giọt nước vậy”.

– Cô gái kia có làn da “trắng như tuyết”.

Câu 5. Câu tục ngữ “Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng; Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp ấy.

Trả lời:

– Câu tục ngữ “Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng; Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối” sử dụng biện pháp tu từ: Nói quá

– Tác dụng: Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

Câu 6. Cách diễn đạt “về với Thượng đế chí nhân” trong câu sau có gì đặc biệt? Xác định biện pháp tu từ và cho biết tác dụng của cách diễn đạt này.

Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng ngay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ chúa ở nơi này; trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao!

(An-đéc-xen, Cô bé bán diêm)

Trả lời:

– Cách diễn đạt “về với Thượng đế chí nhân” trong câu đặc biệt ở chỗ nói về cái chết của em bé bán diêm một cách tinh tế, khéo léo.

– Biện pháp tu từ: Nói giảm nói tránh.

– Tác dụng: Cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề về cái chết của em bé bán diêm và tránh sự thô tục, thiếu lịch sự.

Câu 7. Tìm các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn trích sau và chỉ ra tác dụng của chúng:

Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Và gió đưa đến một mùi tanh lợm giọng, khiến tôi chỉ chực buồn nôn ọe

     Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cốc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.

Trả lời:

– Các hình ảnh so sánh:

+ “[…] vươn cổ dài như tàu bay”

+ “[…] tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng”.

+ “Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa”.

+ “Chim già đãy, đầu hói như ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân”.

+ “Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây”.

– Tác dụng:

+ Những hình ảnh miêu tả thiên nhiên trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm hơn.

+ Gần gũi, giản dị và dễ đi vào lòng bạn đọc.

+ Giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.