Ý nghĩa câu tục ngữ: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa / Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

Ý nghĩa câu tục ngữ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa / Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”

Chuồn chuồn vốn là loài vật rất quen thuộc trong đời sống của con người ở các miền quê. gắn bó với con người, chuồn chuồn không chỉ là một người bạn thân thiết ,mà còn là một chuyên gia dự báo thời tiết. Quan sát cách chuồn chuồn bay, đúc kết kinh nghiệm thành câu tục ngữ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa / Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”.

Câu tục ngữ có nghĩa là nếu nhìn thấy nhiều chuồn chuồn bay thấp, là là mặt đất thì trời sắp có mưa; nếu thấy chuồn chuồn bay trên cao, cách mặt đất khá xa thì sắp tới trời sẽ nắng ráo; nếu thấy chuồn chuồn bay vừa vừa lưng chừng cây thì trời sẽ râm mát, dễ chịu.

Có người lí giải rằng khi trời sắp có mưa, độ ẩm không khí sẽ cao khiến cho đôi cánh chuồn chuồn nặng hơn nên bay thấp gần mặt đất. Khi trời sắp có nắng to, độ ẩm thấp, đôi cánh chuồn chuồn nhẹ nhàng nên bay cao hơn. Điều này, theo khoa học thì hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, có thể hiểu là khi trời sắp có mưa, độ ẩm trong không khí cao khiến cho các loài côn trùng sống trên mặt đất rời khỏi nơi ẩn náu để tìm kiếm nơi ở cao hơn, tránh bị ngập nước. Đó là thời điểm tốt nhất để chuồn chuồn bắt mồi nên sẽ bay thấp xuống đất tìm kiếm con mồi. Bởi thế, lúc này, chúng ta sẽ thấy chuồn chuồn liên tục sà xuống mặt đất hoặc liệng nhanh bắt mồi. Khi trời sắp có nắng to, độ ẩm lớn, nơi trú ẩn oan toàn, các loài côn trùng nhỏ sẽ ở yên, chuồn chuồn sẽ bay cao hơn vì không bắt mồi trên mặt đất. Khi trời râm mát, chúng sẽ bay thấp vừa để giữ sức, vừa bắt mồi.

Dù hiểu như thế nào, chúng ta cũng sẽ thấy rằng cánh chuồn chuồn luôn có dự báo đúng đắn về hiện tượng tượng tiết sắp xảy ra. Quan sát được điều đó giúp cho con người có được sự chuẩn bị phù hợp, chu đáo trước khi thời tiết bất thường sắp xảy ra.

Câu tục ngữ “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa / Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. thể hiện cuộc sống gần gũi với thiên nhiên của con người, biết quan sát thiên nhiên để rút ra những kinh nghiệm bổ ích. Tuy không phải lúc nào hiện tượng ấy cũng phản ánh chính xác sự vận động của thời tiết nhưng rất cần thiết đối với đời sống sản xuất và sinh hoạt của con người thời bấy giờ vốn phụ thuộc rất lớn vào thời tiết và những kinh nghiệm dân gian.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang