Ý nghĩa câu tục ngữ: Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng / Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối

y-nghia-cau-tuc-ngu-dem-thang-nam-chua-nam-da-sang-ngay-thang-muoi-chua-cuoi-da-toi

Ý nghĩa câu tục ngữ: “Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng / Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối”

Quan sát những biểu hiện của trời đất, khí hậu, thời tiết để rút ra những kinh nghiệm phục vụ cho đời sống sản xuất và sinh hoạt là điều rất quan trọng đối với người xưa. Câu tục ngữ “Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng / Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối” phản ánh sâu sắc sự quan tâm và kinh nghiệm của con người đối với sự vận động ngày và đêm ở các mùa. Tuy điều đó không ảnh hưởng nhiều đến công việc và đời sống nhưng rất cần thiết để con người có những ứng sử phù hợp và hiệu quả.

“Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng” có nghĩa là vào tháng năm đêm thường ngắn hơn ngày. “Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối” có nghĩa là vào tháng mười, ngày ngắn hơn đêm. Nhận rõ sự ngắn dài của ngày và đêm sẽ giúp con người chủ động hơn trong công việc và cuộc sống.

Quả thực là như vậy. Vào tháng năm, cực Bắc của Trái Đất nghiêng về phía mặt trời, ngày sẽ đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn. Bởi thế, ngày sẽ dài hơn đêm. vào tháng mười, cực Bắc của Trái Đất nghiêng xa hơn về phái mặt trời nên ngày sẽ ngắn hơn và đêm sẽ kéo dài hơn. Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến công việc và nghỉ của con người.

Biện pháp nói quá, kết hợp với cách gieo vần “mười” với “cười” và sự biểu đạt ý nghĩa hóm hỉnh dí dỏm khiên cho câu tục ngữ vừa dễ hiểu vừa hết sức thú vị. Câu tục ngữ vừa mang đến ý nghĩa chỉ quy luật tự nhiên lại vừa mang âm hưởng vui tươi.

Như vậy qua đây, ta có thể thấy được câu tục ngữ trên thể hiện được sự thay đổi của các tháng trong các mùa, thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau. Để đúc kết được câu tục ngữ đó, cha ông ta đã phải mất nhiều thời gian sinh sống và chiêm nghiệm mới có thể làm được.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.