Ý nghĩa câu tục ngữ: Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối

y-nghia-cau-tuc-ngu-troi-nang-chong-trua-troi-mua-chong-toi

Ý nghĩa câu tục ngữ: “Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối”

Những câu tục ngữ về thiên nhiên đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát. Câu tục ngữ: “Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối” phản ánh rõ ràng nhận thức, kinh nghiệm ấy.

Nắng là ngày có nắng to, bầu trời trong sáng. Mưa là ngày có mưa, bầu trời âm u. Chóng có nghĩa là nhanh qua, chỉ thời gian trôi nhanh. Câu tục ngữ có nghĩa là hôm nào trời có nắng, bầu trời sẽ mau trưa; hôm nào trời có mưa, bầu trời sẽ mau tối.

Quả thực là như vậy. Công việc của người xưa chủ yếu là trên đồng ruộng. Ngày nào trời có nắng to, dưới trời nắng gắt, công việc sẽ cực nhọc hơn. Công việc vì thế mà chậm lại, không hiệu quả. người nông dân chưa làm được nhiều việc, trời đã về trưa, nắng nóng bức, không thể làm tiếp được nữa. Ngày nào trời có mưa, người nông dân không thể làm việc được, trong lòng mong ngóng trời ngừng mưa để làm việc, cảm thấy thời gian mau về tối. Vì khi có nhiều mây đen, bầu trời ít sáng nên mau tối hơn.

Sau rất nhiều lần quan sát và đúc kết thành kinh nghiệm: “Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối”. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng phản ánh chính xác quy luật của ngày và đêm, từ đó vận dụng hiệu quả vào công việc và cuộc sống.

Bài văn tham khảo:

Câu tục ngữ “Nắng chóng trưa mưa chóng tối” là một kinh nghiệm xem xét thời tiết mà cha ông ta đã đúc kết được sau quá trình quan sát các hiện tượng thiên nhiên.

Ngày xưa, khi không có dự báo thời tiết hay thông tin báo đài, ông cha ta thường hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm thực tế để phán đoán dựa báo các hiện tượng, sự việc sắp xảy ra. Đặc biệt, hiện tượng thiên nhiên thường được con người quan tâm nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất hằng ngày.

Dựa vào các dự báo phong phú về các hiện tượng trong khí quyển, hiện tượng quang học như nắng, mưa, mây chớp, gió sao, thực vật, sinh vật mà có thể phán đoán tương đối chính xác diễn biến thời tiết, khí hậu… Trong đó mưa, nắng có tần số xuất hiện cao nhất so với các hiện tượng ở tầng khí quyển gần mặt đất.

Đó là lý do vì sao con người thường chú trọng quan sát mặt trăng, mặt trời, nắng, mưa… dưới nhiều góc độ, để đưa ra những quyết định tốt nhất trong mùa vụ, cày cấy, chăn nuôi. Theo thời gian, những kinh nghiệm quý báu đó đã dần được đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ giá trị cho con cháu. Cứ vào ngày mưa là sẽ biết trời chóng tối, từ đó rút kinh nghiệm để công việc trồng trọt, chăn nuôi được tốt hơn.

Cũng như câu tục ngữ “Nắng chóng trưa mưa chóng tối” chính là một trong những kinh nghiệm xem xét thời tiết quý báu của cha ông ta ngày trước. Cứ vào ngày mưa là sẽ biết trời chóng tối, từ đó rút kinh nghiệm để công việc trồng trọt, chăn nuôi được tốt hơn.

Ngày nay, để xem dự báo thời tiết, nắng mưa trong ngày, trong tuần ta có thể thông qua báo đài, các phương tiện truyền thông, thậm chí các thiết bị thông minh… Tuy nhiên, cha ông ta ngày xưa chỉ dựa vào kinh nghiệm quan sát bầu trời để đưa ra nhận định, mà cho đến nay tính đúng và chính xác của câu “nắng chóng trưa mưa chóng tối” vẫn khá chính xác, đáng để chúng ta dựa vào học hỏi.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.