Ý nghĩa câu tục ngữ: Tấc đất tấc vàng

Ý nghĩa câu tục ngữ: Tấc đất tấc vàng

Gợi ý:

–  Tấc: đơn vị cũ đo diện tích ruộng đất, bằng một phần mười thước, tức bằng 2,4 mét vuông (đất Bắc Bộ) hoặc 3,3 mét vuông (Tấc Trung Bộ).

– Đất: đất đai.

– Vàng: một kim loại quý giá.

→ Ý nghĩa: tấc đất như tấc vàng. Qua đó, nhấn mạnh rằng đất đai vốn là thứ quý giá, không thể thiếu trong lao động sản xuất.

–  Phép đối được sử dụng trong câu tục ngữ nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt, tạo ra sự cân đối hài hòa và dễ nhớ, dễ thuộc lòng.

– Kinh nghiệm về lao động sản xuất được nhân dân quan sát, đúc kết lại và chuyển tải qua câu tục ngữ: Đất đai là một tài nguyên quý giá, cần được trân trọng và bảo vệ vì nó đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất.

Bài văn tham khảo:

Đất đai là một trong những tài nguyên quý giá nhất trong cuộc sống con người. Nơi nào có đất bằng phẳng, phì nhiêu thì cây trồng sẽ xanh tươi, chóng lớn, sản xuất thuận lợi, cuộc sống sung túc. Ngược lại, nơi nào có đất đai khô cằn, sản xuất sẽ khó khăn, kém hiệu quả, cuộc sống nghèo khó. Bởi thế, bàn về giá trị và tầm quan trọng của đất, người xưa có câu: “Tất đất, tất vàng”.

Tấc đất là chỉ một tấc. Tấc vàng là một tấc vàng. Câu tục ngữ đề cao và khẳng định vai trò, ý nghĩa, giá trị của đất đai: một tấc đất cũng quý như một tấc vàng.

Quả thực là như vậy. Nếu không có đất cũng sẽ không có cuộc sống của con người. Đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Đất đai để con người xây nhà dựng cửa, đường xá, phát triển văn hóa,… Nếu không có đất, con người sẽ làm gì để sống và ở đâu?

Cuộc sống có thể không cần có vàng nhưng cần có đất. Đất đai tạo nên sự sống của con người và quyết dịnh sự tồn vong của xã hôi, dân tộc, đất nước. Nhận rõ được giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của đất đai, từ xưa, nhân dân ta quyết đem sinh mệnh và của cải để giữ từng tất đất trước tham vọng xâm lăng, chiếm đoạt đất đai của kẻ thù xâm lược.

Hiểu được ý nghĩa đó, tuổi trẻ ngày nay cần đánh giá cao giá trị của đất đai, tận dụng công sức lao động để khai thác tối đa tiềm năng của đất đai, tạo nên nhiều của cải vật chất để xây dựng và phát triển đất nước. Đi đôi với việc khai thác, cần biết bảo vệ đất đai, xây dựng một nền sản xuất thân thiện, bền vững để đất đai mãi mãi là người bạn tốt của con người.

Bài văn tham khảo:

Trước khi có nền sản xuất hiện đại, nền sản xuất của con người chủ yếu dựa vào đất đai. Con người sống gắn bó, thân thiện với đất. Nhận rõ vai trò, ý nghĩa và nhằm tôn vinh ất đai, người xưa có câu: “Tấc đất, tấc vàng”.

Tất đất là một tấc đất ít ỏi. Tấc vàng là một tấc vàng. Câu tục ngữ có nghĩa là: một tấc đất cũng quý giá như một tất vàng. Câu tục ngữ đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai. Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng. Câu tục ngữ còn nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.

Quả thực, điều đó hoàn toàn đúng đắn. Có thể thấy, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và không thể thay thế được. Không có đất, con người sẽ không thể sản xuất nông nghiệp để tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và xã hội. Không có đất, con người không thể khẳng định quyền làm chủ không gian sống của mình. Không có đất đai cũng sẽ không có cộng đồng xã hội và quốc gia. Bởi thế, từ xưa đến nay, các quốc gia hùng mạnh luôn tìm cách xâm lấn đất đai của các quốc gia yếu hơn nhằm mở rộng biên cương, bờ cõi, có được không gian sống rộng lớn hơn để hùng mạnh hơn.

Câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng” như một lời nhắc nhở con cháu phải biết coi trọng và giữ gìn đất đai. Mỗi người hãy có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên quý giá này.  Hãy yêu quý đất đai, xem đất đai là người bạn tốt, từ đó không ngừng ra sức bảo vệ, giữ gìn.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang