huong-dan-tu-hoc-bai-3-ngu-van-11-tap-1-canh-dieu

Hướng dẫn tự học Bài 3 (Ngữ văn 11, tập 1, Cánh Diều)

Hướng dẫn tự học bài 3.

Câu 1. Đọc sách, báo hoặc truy cập Internet để tìm hiểu và thu nhập những thông tin cần thiết liên quan đến các văn bản đọc hiểu trong Bài 3; các bài giới thiệu, điểm sách, phê bình văn học có liên quan đến các tác giả, tác phẩm đã học.

Trả lời:

– Phê bình về tác giả Nam Cao:

+ “Nam Cao lạnh lùng quá, kéo mép lên mới nở được một nụ cười khó nhọc (…)thật ra mặt anh ta lạnh nhưng lòng anh ta sôi nổi” (Nhận xét của nhà văn Tô Hoài)

+ “Con người Nam Cao mảnh khảnh, thư sinh, ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè, mỗi lúc lại đỏ mặt mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt”. (Nguyễn Đình Thi)

+ “Dù viết về đề tài nào, truyện của Nam Cao cũng thể hiện một tư tưởng chung: nổi băn khoăn đến đau đớn trước thực trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới” (Hà Minh Đức)

– Phê bình về tác giả Nguyễn Tuân:

+ “Nguyễn Tuân, trong Vang bóng một thời, lại phác họa một cách tài hoa nếp sống thanh nhã của người xưa, và cho thấy một đời sống tinh thần vững chãi là cần thiết cho con người đến như thế nào.” (Vương Trí Nhàn)

Câu 2 .Tìm đọc thêm:

– Một số truyện ngắn khác của Nam Cao và Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám 1945.

– Một số chương khác của tiểu thuyết Những người khốn khổ.

Trả lời:

– Một số truyện ngắn khác của Nam Cao và Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám 1945:

+ Tác phẩm của Nam Cao: Đời thừa (1943), Trăng sáng (1943), Một bữa no (1943), Một đám cưới (1944).

+ Tác phẩm của Nguyễn Tuân: Một chuyến đi (1938), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Vang bong một thời (1940).

– Các chương của tiểu thuyết Những người khốn khổ: Ông Mirien thành đức cha Biêngvơnuy, Giám mục giỏi thì địa phận khó, Nói sao làm vậy,…

Câu 3. Lưu ý trong và sau khi đọc:

– Ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú, băn khoăn, điều chưa hiểu,…trong lúc đọc.

– Tóm tắt tác phẩm, đưa ra các phân tích, đánh giá về hình thức và nội dung của tác phẩm sau khi đọc.

Trả lời:

– HS ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú, băn khoăn, điều chưa hiểu,…trong lúc đọc.

– Đánh giá tác phẩm Những người khốn khổ: Víc-to Huy-gô, một nhà văn với ngòi bút lãng mạn chưa bao giờ quên giá trị thực sự mà văn học hướng tới, ấy là những hạt ngọc trong ngần ẩn sau trong tâm hồn con người. Tác phẩm Những người khốn khổ là một thước phim quay cận cảnh từng số phận con người, vừa làm nổi bật sự thống khổ của những con người nhỏ bé, vừa làm sáng ngời những vẻ đẹp không thể dập tắt của họ. Van-giăng, được xây dựng với hình tượng của một vị anh hùng có lý tưởng sống cao đẹp, có tình thương yêu rộng lớn. Ông “yêu Cô-dét như con, ông yêu nàng như mẹ và ông yêu nàng như em gái”. Tình yêu giữa những con người khốn khổ ấy cao cả, thiêng liêng vô cùng. Thậm chí, ông còn “lấy ơn trả oán” xin tha cho Gia-ve và cứu sống kẻ từng đẩy ông vào sự khốn khổ vô bờ của việc chạy trốn. Đó là sự lãng mạn hóa nhân vật của tác giả, ông gửi gắm những thông điệp lý tưởng vào trong những nhân vật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang