Đóng vai người mẹ kể lại truyện truyền thuyết Thanh Gióng.
Thuở ấy, vợ chồng tôi chăm chỉ làm ăn, sống hienf lành, phúc đức, mong mỏi có một mụn con để vui vầy sớm hôm nhưng mãi chưa có được. Một hôm, tôi ra đồng trông, thấy một vết chân rất to in trên vũng bùn, lấy làm lạ, tôi liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ, về nhà tôi thấy khác lạ, bụng chẳng hiểu vì sao lại có mang. Tôi kể lại chuyện vết chân hôm ấy, chồng tôi cũng ngạc nhiên lắm, vừa lo vừa mừng. Không giống như những phụ nữ khác, chín tháng mười ngàu đã sinh. Đến mười hai tháng sau, tôi mới sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Vợ chồng mừng lắm liền đặt tên là Gióng, mong con tiếp tục kế truyền dòng tộc. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ giặc Ân có đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Một ngày nọ, con nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Tôi vô cùng sửng sốt, vội gọi ngay sứ giả. Sứ giả vào, Gióng bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng dong ngựa về kinh.
Sứ giả đi, vợ chồng tôi vẫn chưa hết bàng hoàng, không tin đó là sự thật. Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, gióng nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng tôi làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Sau bữa cơm, Gióng vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Gióng bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Khoogn chậm trễ, Gióng mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, Gióng thúc ngựa phi thẳng đến nên có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
Đang lúc mãnh liệt, bỗng roi sắt gãy đôi, Gióng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Đến đấy, một mình một ngựa, Gióng lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
Gióng đi, vợ chồng tôi sống trong hiu quạnh. Cửa nhà vắng lạnh nhưng trong lòng vẫn vui.
Sau này, khi giặc tan, vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
Bài văn tham khảo:
Vợ chồng tôi sống ở làng Gióng dưới thời vua Hùng Vương thứ 6. Chúng tôi quanh năm chăm chỉ làm lụng, sống hiền hậu phúc đức với mọi người nhưng chỉ có một nỗi buồn là tuy già nhưng vẫn chưa có đứa con. Chúng tôi ao ước có một đứa con. Một hôm, tôi đi làm đồng thì trông thấy một vết chân rất to, tôi tò mò nên liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà, tôi thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra đứa con trai mặt mũi rất khôi khô. Vợ chồng tôi mừng lắm. Nhưng lạ thay! Thằng bé đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, chỉ đặt đâu nằm đấy.
Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Giặc mạnh, nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Bỗng con trai tôi cất tiếng gọi khiến tôi vừa vui và vô cùng bất ngờ:
– Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!
– Ôi! Con đã nói được rồi ư? Con còn nhỏ sao tham gia chuyện đại sự của dất nước được?
Tuy nhiên, Gióng cương quyết muốn mời nên tôi đành chiều theo ý. Khi sứ giả vào, Gióng bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật mà con trai tôi dặn.
Từ sau hôm gặp sứ giả, Gióng nói với tôi:
– Mẹ hãy nấu nồi cơm to cho con, con lấy sức chuẩn bị đi đánh giặc.
Con tôi lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong dã căng đứt chỉ. Vợ chồng tôi làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con nên đành phải chạy nhò bà con làng xóm. Dân làng đều vui mừng góp gạo, nấu cơm để Gióng ăn và hi vọng con tôi sẽ đánh thắng giặc, trừ họa cho đất nước.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế ước rất nguy, mọi người hoảng hốt. Vừa lúc đó, vị sứ giả đã đến nhà tôi đem theo ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Và trước mắt tôi, không còn là cậu con trai bé bỏng ngày nào, Gióng đã vùng dậy, vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Cầm lấy tay hai vợ chồng tôi, Gióng xúc động nói:
– Chào cha mẹ, đã đến giờ con phải ra trận để cứu dân giúp nước. Cha mẹ ỏ lại giữ gìn sức khỏe.
Quay sang bà con láng giềng, Gióng nhờ bà con láng giềng chăm sóc chúng tôi nếu sau trận chiến nó không trở về. Tôi giấu vội giọt nước mắt lăn dài trên má. Gióng bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tôi đưa chiếc áo giáp, Gióng mặc và cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Tôi nhìn theo bóng con trai và ngựa đang tiến ra trận.
Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ những cụm tre cạnh đường làm vũ khí quật vào giặc, giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lê nhau chạy trốn, Gióng đuổi chúng đến chân núi Sóc. Rồi con trai tôi tiến lên đỉnh núi, cởi bỏ áp giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời cao. Tôi nhìn theo bóng con xa dần.
Để ghi nhớ công ơn của con trai tôi với đất nước, nhà vua đã phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại ngôi làng nơi tôi sinh ra Gióng. Dù nỗi mất con trong tôi chẳng thể nào nguôi nhưng tôi mãi tự hào về đứa con của mình, vị anh hùng dân tộc được mọi người nhớ ơn.