Tác giả Thép Mới.
– Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, ông sinh ra ở thành phố Nam Định. Ông là một nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên viết về đề tài Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.
– Thép Mới viết báo, viết văn từ thời còn là sinh viên trường Luật. Anh sinh viên Hà Văn Lộc đã viết những bài đầu đời của mình đăng trên các báo Tư Trị, Gió Mới của Tổng hội sinh viên trước Cách mạng Tháng Tám. Tham gia hoạt động cách mạng và thời kỳ bí mật, sau Tổng khởi nghĩa, ông được điều động về công tác tại cơ quan báo của Trung ương Đảng liên tục đến khi đột ngột từ trần. Bút danh Thép Mới do đồng chí Chinh, Tổng Bí thư Đảng trực tiếp phụ trách báo Cờ Giải Phóng, đặt cho. Ông còn có bút danh khác là Phượng Kim, Hồng Châu.
– Tháp Mới là một tài năng hiếm có, một nhà báo tài ba: ngoài báo chí, Thép còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim… Tác phẩm của ông giàu chất trữ tình, cảm hứng nổi bật là ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Thép đã tôi thế đấy, tiểu thuyết của Nikolai Ostrovsky (dịch, năm 1955).
- Kháng chiến sau lũy tre, trên đồng lúa (bút ký, năm 1947).
- Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin (thuyết minh phim, năm 1980).
- Trách nhiệm (bút ký, năm 1951).
- Hữu nghị (bút ký, năm 1955).
- Ý nghĩ người phóng viên kháng chiến (bút ký, năm 1948)…
- Cây tre Việt Nam (năm 1955).
– Hàng loạt bài báo của Thép Mới được viết với một bút pháp hoàn toàn mới Tin nhanh, chất văn hiện đại, tinh thần phơi phới, lạc quan, với giọng điệu sinh động, tươi trẻ. Đọc những bài báo ăm ắp hơi thở cuộc sống chiến đấu ấy, người đọc thấy hiện lên, trong khung cảnh kháng chiến ở khắp mọi vùng, nhân dân và bộ đội ta từ đồng bằng đến rừng núi đã lao động và chiến đấu oanh liệt như thế nào. Những bài bao lâu Hai người dù trong thiếu thốn vất vả gian khổ hiểm nguy vẫn vững vàng tin vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến trường kỳ.
– Rực rỡ nhất trong các văn phẩm Thép Mới là Cây tre Việt Nam. Văn phẩm này được coi là một trong những áng văn hay nhất của văn chương đương đại Việt Nam, được đưa vào sách giáo khoa từ rất sớm. Suốt mấy thập niên này, hàng triệu học sinh các thế hệ thuộc lòng đoạn mở đầu thiên trang ca này: “Đất nước ta có muôn ngàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Nứa Đồng Nai, tre Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi”. Thép Mới ca ngợi chiến công của cây tre xưa cũng như nay, mỗi khi tổ quốc lâm nguy, đã cùng nhân dân ta đánh giặc, và ghi công trẻ: “Muôn ngàn đời ghi nhớ chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc, và sông Hồng bất khuất có cái chông tre”. Cây tre quen thuộc thân thiết xanh các làng quê, tre thành các vật dụng trong đời sống thường ngày của tất cả mọi người…
– Sinh thời, Thép Mới thường nói với các phóng viên mới vào nghề: “Viết phải có văn, văn phải có hồn, nghĩa là phải có tình cảm. Nhưng chưa đủ, riêng với mình còn phải có nhạc nữa”. Ngòi bút Thép Mới đã thể hiện được điều đó nhuần nhuyễn nhất trong Cây tre Việt Nam. Thiên tráng ca lộng lẫy chất chiến đấu và chất trữ tình này, Thép Mới đã thả hồn mình vào các câu văn đoạn văn, rung lên điệu nhạc lúc hào hùng, lúc dịu êm lôi cuốn, quyến rũ tất cả người đọc. “Đây là tuyệt bút của Thép Mới”, sự đánh giá này chính xác.
Xem thêm: