Văn bản: Cây tre Việt Nam (Thép Mới) (Ngữ văn 7, Cánh Diều)

Cây tre Việt Nam (Thép Mới)
(Ngữ văn 7, Cánh Diều)

1. Chuẩn bị.

a. Tùy bút.

Tùy bút là thể văn xuôi chữ tình ghi chép lại một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc mang đậm màu sắc cá nhân của tác giả về con người và sự việc. Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu chất thơ.

b. Tác giả Thép Mới.

Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ, Hà Nội, sinh ra ở thành phố Nam Định

– Ông là một nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên viết về đề tài Chiến tranh Đông Dương v Chiến tranh Việt Nam.

c. Văn bản Cây tre Việt Nam.

Cây tre Việt Nam được dùng làm lời bình cho bộ phim tài liệu cùng tên các các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre (tượng trưng cho đất nước và con người Việt Nam), bộ phim ca ngợi cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp (1946-1954) của dân tộc ta.

-Nội dung chính: Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre có những đức tính quý báu như con người Việt Nam nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai.

2. Đọc hiểu.

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Điểm giống nhau giữa tre, nứa, trúc, mai, vầu là gì?

Trả lời:

– Điểm giống nhau giữa tre, nứa, trúc, mai, vầu là mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý tác dụng của việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre”

Trả lời:

– Tác dụng của việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre” nhằm nhấn mạnh, khẳng định rằng nền văn hóa dân tộc, nếp sống sinh hoạt của người dân Việt Nam đều gắn liền với cây tre xanh.

Câu 3 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Câu kết phần 2 khái quát điều gì?

Trả lời:

– Câu kết phần 2 khái quát rằng cây tre chứng kiến, hiện hữu trong suốt cuộc đời của những người dân Việt Nam từ khi chào đời đến khi nhắm mắt xuôi tay.

Câu 4 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nội dung chính của phần 3 là gì?

Trả lời:

– Nội dung chính của phần 3 là: Tre sát cánh với con người trong cuộc sống chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre còn là người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống.

Câu 5 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn này

Trả lời:

– Nhân hóa, liệt kê, điệp ngữ:

+ Tre : chống lại, xung phong, giữ, hi sinh; tre, anh hùng lao động!; Tre, anh hùng chiến đấu!

→ Tác dụng: Tre như người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường

– Hình ảnh ẩn dụ: “măng non mọc thẳng” → Tác dụng biểu tượng của thế hệ trẻ -tương lai của đất nước → Niềm tin tưởng sâu sắc của tác giả vào thế hệ trẻ của dân tộc Việt Nam

Câu 6 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn này

Trả lời:

– Điệp ngữ: “tre”.

→ Tác dụng:

– Nhấn mạnh hình ảnh cây tre với những phẩm chất đáng quý, anh hùng trong chiến đấu để bảo vệ quê hương, chống lại kẻ thù.

– Biện pháp điệp ngữ còn tạo cho đoạn văn có nhạc điệu, câu văn nhịp nhàng, tăng chất hùng biện, đanh thép cho lời văn, thể hiện tình cảm yêu mến, cảm phục của tác giả với cây tre Việt Nam và con người Việt Nam.

Câu 7 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nội dung chính của phần 4 là gì?

Trả lời:

– Nội dung chính của phần 4 là: Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.

Câu 8 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đoạn kết toàn bài muốn khẳng định điều gì?

Trả lời:

– Trong phần kết bài, tác giả đặt ra một vấn để có ý nghĩa về vai trò của cây tre khi đất nước đi vào công nghiệp hoá và khẳng định: Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai: Tre xanh vẫn là bóng mát, tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình và tiếng sáo diều tre cao vút mãi.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy bút này là gì?

Trả lời:

– Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy bút này là mối quan hệ và tình thân giữa cây tre với đời sống của con người Việt Nam cả về vật chất lẫn tinh thần. Tác giả đặt tên nhan đề như thế một phần cũng muốn đề cao tầm quan trọng của cây tre. Cho thấy tre bắt nguồn từ Việt Nam và hình ảnh cây tre luôn gắn bó với người Việt Nam, đặc biệt là người nông dân đất Việt

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Những câu hoặc đoạn văn nào thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về cây tre Việt Nam?

Trả lời:

– Tình cảm yêu mến, tự hào về Cây tre Việt Nam được tác giả thể hiện xuyên suốt cả văn bản:

+Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động

  • Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn.
  • Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
  • Tre là cánh tay của người nông dân.
  • Tre vất vả mãi với người: cối xay tre nặng nề quay.
  • Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày.
  • Tre buộc chặt những tình cảm chân quê.
  • Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già.
  • Tre chung thủy.

+ Tre sát cánh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc

  • Tre là tất cả, tre là vũ khí – tre xung phong vào xe tăng, đại bác
  • Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…
  • Tre hi sinh để bảo vệ con người.

+ Tre là người bạn của dân tộc ta:

  • Tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình….
  • Tre mang những đức tính của người hiền, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam.

Trả lời:

– Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ nh­ư con ngư­ời thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau…
– Biện pháp so sánh “đã nhọn như­ chông” biểu hiện sức sống và sự cư­ơng trực, dũng mãnh của tre

– Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét t­ương đồng giữa tre và con ngư­ời Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con ngư­ời Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con ng­ười và dân tộc Việt Nam.

– Điệp ngữ: “tre”,… : Nhấn mạnh hình ảnh cây tre với những phẩm chất đáng quý, anh hùng trong chiến đấu để bảo vệ quê hương, chống lại kẻ thù. Biện pháp điệp ngữ còn tạo cho đoạn văn có nhạc điệu, câu văn nhịp nhàng, tăng chất hùng biện, đanh thép cho lời văn, thể hiện tình cảm yêu mến, cảm phục của tác giả với cây tre Việt Nam và con người Việt Nam.

Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dẫn ra một hoặc hai câu văn mà em cho là đã thể hiện rõ đặc điểm: Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc.

Trả lời:

“…Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!”

Câu 5 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho những phẩm chất nào của con người Việt Nam? Nội dung của bài tùy bút có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?

Trả lời:

– Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho những phẩm chất của con người Việt Nam là có sức sống mãnh liệt tiềm tàng, hiên ngang bất khuất, giản dị, thủy chung, cần cù, chịu khó.

– Nội dung của bài tùy bút có ý nghĩa mượn hình ảnh cây tre, một loài cây quen thuộc, gắn bó với nhân dân Việt Nam, để qua đó ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân Việt Nam.

Câu 6 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hãy dẫn ra một số bằng chứng để thấy tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời sống con người Việt Nam.

Trả lời:

– Trong cuộc sống ngày nay tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời sống của nhân dân Việt Nam: Tre để làm ra những đồ thủ công mỹ nghệ, để làm những vị thuộc dân gian quý, tạo ra những sản phẩm điêu khắc đẹp,…

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang