doc-hieu-van-ban-buc-tranh-cua-em-gai-toi-ta-duy-anh

Đọc hiểu văn bản: Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

Đọc hiểu văn bản:

Bức tranh của em gái tôi
(Tạ Duy Anh)

I. Kiến thức văn bản.

1. Tác giả Tạ Duy Anh.

– Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

– Ông là một trong những cây bút trẻ có nhiều đống góp xuất sắc trong thời kì đổi mới văn học.

– Hiện ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

2. Tác phẩm.

– Xuất xứ: Tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi” rút trong tập “Con dế ma” Nhà xuất ba Kim Đồng. Tác phẩm đạt giải Nhì trong cuộc thi sáng tác “Tương lai vẫy gọi”do báo Thiếu niên tiền phong tổ chức.

– Thể loại: Truyện ngắn

– Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.

– Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

– Bố cục 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “ có vẻ vui lắm”: trước khi tài năng của Kiều Phương được phát hiện

+ Phần 2: Tiếp theo đến “ bây giờ tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi”: tài năng của Kiều Phương được phát hiện và sự tự ti, lòng ghen tị của người anh.

+ Phần 3: Phần còn lại: Người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng của em gái.

– Giá trị nội dung: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình

– Giá trị nghệ thuật:

+ Ngôi kể chuyện thứ nhất, xưng “tội” với góc nhìn của người anh trong câu chuyện giúp lời kể thêm chân thật, sinh động, cuốn hút, tự nhiên và giúp nhân vật dễ dàng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ cũng như tính cách của bản thân.

+ Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật độc đáo, tinh tế, nhất là trong việc khai thác đời sống nội tâm nhân vật.

+ Ngôn ngữ kể chuyện đơn giản, tự nhiên, trong sáng.

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Nhân vật Kiều Phương.

– Cô có năng khiếu hội họa: hay lục lọi đồ đạc, tự chế tạo màu vẽ, vẽ những vật rất sinh động và đáng yêu

– Kiều Phương có sự hồn nhiên, hiếu động, tình cảm trong sáng và tấm lòng nhân hậu.

– Mặc dù có tài năng và được đánh giá cao nhưng Kiều Phương vẫn không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ và nhất là dành cho anh trai mình.

– Trong bức tranh, “Anh trai tôi” đã thể hiện tình cảm của cô với người anh. Chính điều đó giúp cho người anh nhận ra lỗi lầm của mình.

2. Nhân vật người anh.

– Luôn dành cho em gái tình yêu mến sâu sắc.

– Khi thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con. Người anh không để ý em vẽ những gì. Thấy em hay nghịch đồ đạc, bôi bẩn lên mình nên đặt tên là Mèo.

– Khi tài năng của em gái được phát hiện: cảm thấy buồn và thất vọng về mình, cảm thấy mặc cảm vì bản thân mình không có tài năng gì, khó chịu và hay gắt gỏng với em, không thể chơi thân với em như trước.

– Khi tài năng của em gái được phát hiện: Cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng, nhưng riêng người anh cảm thấy buồn. Cậu ta cảm thấy mặc cảm vì bản thân mình không có tài năng gì, khó chịu và hay gắt gỏng với em, không thể chơi thân với em như trước. Cậu cảm thấy mình như bị cả nhà lãng quên.

– Khi lén xem những bức tranh em gái vẽ: thầm cảm phục tài năng của em gái mình.

– Khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái trong phòng trưng bày: điều bất ngờ đầu tiên là bức tranh vẽ chính cậu. Ban đầu là ngạc nhiên sau đó là hãnh diện, cuối cùng là xấu hổ.

– Người anh đã nhận ra bức chân dung của mình được vẽ bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.

→ Người anh vừa đáng trách nhưng đồng thời cũng đáng cảm thông vì đã nhận ra tấm lòng trong sáng, nhân hậu của em gái, biết nhận ra sai lầm của bản thân và sữa chữa nó.

III. Tổng kết.

– Với truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”, tên tuổi của cây bút trẻ Tạ Duy Anh trở nên thân thiết đối với hàng triệu độc giả thiếu nhi trên mọi miền tổ quốc. Một truyện ngắn xinh xắn, với cách viết nhẹ nhàng, Tạ Duy Anh đã sáng tạo nên một câu chuyện chan chứa tình yêu thương. Truyện như một lời tâm sự, thủ thỉ của tác giả với bạn đọc về tình anh em, về sức mạnh của nghệ thuật và cả thói đố kị trong cuộc sống. Câu chuyện xoay quanh một bức tranh và cách hành xử giữa hai đứa trẻ với những lời nhắn nhủ sâu sắc về tình yêu thương, lòng vị tha, sự ích kỷ đáng để chúng ta suy ngẫm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang