Cảm nhận nhân vật Kiều Phương trong truyện Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh

cam-nhan-nhan-vat-kieu-phuong-trong-truyen-buc-tranh-cua-em-gai-toi

Cảm nhận nhân vật Kiều Phương trong truyện Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh

  • Mở bài:

Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất, với lời kể của nhân vật người anh. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sáng tạo nên sự hài hòa và vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vë ra.

  • Mở bài:

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, ngây thơ và rất đáng yêu. Bộ mặt xinh xắn lại hay tự tay mình bôi bẩn, có niềm thích thú riêng là hay lục lọi các đồ vật trong gia đình. Mặc dù anh trai gọi là “Mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chứng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sáng và vô cùng đáng yêu: “Nó vênh mặt, Mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Kiều Phương là cô bé không chỉ yêu thích hội họa mà còn có tài năng. Cô bé yêu hội họa và có năng khiếu mỹ thuật bẩm sinh. Không “vòi vĩnh” bố mẹ mua sắm “đồ nghề”, em tự chế thuốc về Đít xoong chảo đã bị cô cạo trắng cả để có một chất liệu mới “màu đen”. Việc vẽ của Kiều Phương rất lặng lẽ và bí mật. Bố mẹ cũng không biết, anh trai phải bí mật theo dõi. Thế giới nghệ thuật của em là mọi thứ trong ngôi nhà, rất gần gũi, Lân thiết. Tranh của Kiều Phương qua sự thẩm định của chú Tiến Lê là rất độc đáo, có thể đóng khung, treo bất cứ phòng tranh nào. Với Kiều Phương, nghệ thuật hội họa là niềm say mê, là tình yêu thương, là sự phát sáng.

Kiều Phương là cô bé có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. Lòng nhân hậu biểu hiện sâu sắc nhất ở tình yêu thương quý mến anh trai của mình. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tị với cô. Tình yêu ấy đã được em gửi gắm, trang trải vào bức vẽ. Trên bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sáng, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Bức tranh được giải nhất của Kiều Phương là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ, tài năng của họa sĩ “Mèo”. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm anh em trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

Con đường nghệ thuật của Kiều Phương mới chỉ là bước đầu, những kiệt tác làm nên một sự nghiệp lớn còn ở chân trời tương lai. Có điều cái hiện hữu ở Mèo chính là tình yêu quý anh trai bằng tất cả tấm lòng, niềm say mê hội hoa của một tài năng chớm nở.

  • Kết bài:

Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết. Tạ Duy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lý cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương. Nhân vật Kiêu Phương đã làm đẹp trang văn của Tạ Duy Anh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.