Cảm nhận nhân vật người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi

cam-nhan-nhan-vat-nguoi-anh-trong-truyen-buc-tranh-cua-em-gai-toi

Cảm nhận nhân vật người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi.

  • Mở bài:

Tạ Duy Anh là một trong những nhà văn xuất sắc trong dòng văn học dành cho thiếu nhi. Truyện Bức tranh của em gái tôi, một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Tạ Duy Anh để lại trong lòng người đọc nhiều tình cảm ấm áp. Bên cạnh nhân vật Kiều Phương, một cô bé say mê hội họa, có trái tim nhân hậu, nhân vật người anh trai cũng được khắc họa đậm nét.

  • Thân bài:

Từ đầu, anh trai của Kiều Phương vốn rất yêu thương em gái của mình. Cái biệt hiệu “Mèo” của Kiều Phương là do người anh trai đặt. Tuy đôi lúc, người anh trai đó cảm thấy khó chịu” khi thấy đứa em gái hay “lục lọi các đồ vật với sự thích thú”, thích bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?” hay tò mò “bí mật theo dõi em gái” khi nó chế tạo thuốc vẽ. Tất cả đã cho thấy tình cảm sâu đậm giữa hai anh em.

Nhưng kể từ khi hoa sĩ Tiến Lê – một người bạn của bộ phát hiện ra tài năng của Kiều Phương. Chú Tiến Lê đã hết lời ca ngợi cô bé, mọi người trong gia đình từ người Do thì “ngây người”, bất ngờ và vui sướng khi khám phá ra tài năng đặc biệt của con, người mẹ hiền lành “không kìm được cơn xúc động” khi kịp nghe, kịp chứng kiến chuyện vui này. Chính từ lúc đó, người anh trai đã bắt đầu “cảm thấy mình bất tài nên bỏ đẩy ra ngoài”, nhiều khi ngồi trên bàn học “chỉ muốn gục xuống khóc”. Người anh trai cảm thấy vô cùng buồn bã vì thấy mình không có tài năng, rồi bỗng nhiên cảm thấy cô đơn khi mọi sự chú ý trong gia đình đều dành cho em gái. Sự ghen tị bắt đầu xâm chiếm tâm trí của người anh. Lòng ghen tị như một con rắn độc khiến cho con người ta trở nên ích kỉ, xấu xa. Và ở đây lòng ghen tị đã chia rẽ tình cảm của hai anh em Kiều Phương.

Và chỉ tấm lòng trong sáng của cô em gái mới giúp người anh nhận ra sai lầm của mình. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất – bức tranh Anh trai tôi, cậu thật sự bất ngờ. Cảm giác ngỡ ngàng đến với cậu một cách tự nhiên. Ngỡ ngàng vì cậu không thể ngờ được mình đối xử với em như vậy mà em lại coi mình là người thân thuộc nhất, lại chọn mình để vẽ. Ngỡ ngàng vì tài năng của em gái mà bấy lâu nay cậu vẫn vô tình phủ nhận. Cậu cũng cảm thấy hãnh diện vì cậu là nhân vật trong bức tranh đạt giải nhất, được bao người chiêm ngưỡng, vì thấy trong tranh mình rất đẹp, vừa trong sáng vừa mơ mộng, cậu còn hãnh diện vì mình là anh trai của cô em gái tài năng. Nhưng từ ngạc nhiên, hãnh diện cậu cảm thấy xấu hổ vì đã coi thường em, đã xa lánh em, ghen tị với em. Cậu cảm thấy mình thật ích kỉ, thật nhỏ nhen, hèn kém. Cậu đã nhận ra sai lầm của mình và thấy được vẻ đẹp tâm hồn của em gái.

Trước bức tranh của em gái, người anh đang “lớn lên về mặt tâm hồn” ta càng thấy chú trở nên gần gũi, đáng quý biết bao. Truyện cũng hướng tới giá trị đích thực của nghệ thuật. Nghệ thuật luôn hướng tới cái Chân, Thiện, Mỹ. Dưới ánh sáng của nghệ thuật, hai anh em Kiều Phương thật đáng yêu, như đang cùng tuổi thơ khắp mọi miền đất nước đồng hành hướng về “Tương lai vẫy gọi”.

  • Kết bài:

Qua diễn biến tâm trạng của người anh, câu chuyện gửi đến người đọc nhiều bài học sâu sắc. Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hòa chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.

Xem thêm:

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.