Đọc hiểu văn bản Đại Nam quốc sử diễn ca (Lê ngô Cát – Phạm Đình Toái) (Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo)

Đọc hiểu văn bản:

Đại Nam quốc sử diễn ca
(Lê ngô Cát – Phạm Đình Toái)
(Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo)

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả: Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái.

– Lê Ngô Cát (Đinh Hợi 1827 – Bính Tý 1876) Lê Ngô Cát là danh sĩ, nhà sử học triều Tự Đức, tự là Bá Hanh, hiệu Trung Mại, quê ở xã Hương Lang, huyện Chương Đức (nay là Chương Mỹ, Hà Tây)

– Phạm Đình Toái: tự Thiếu Du, hiệu Song Quỳnh, người xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồi trẻ nổi tiếng tài hoa hay chữ.

2. Tác phẩm.

– Xuất xứ: Trích Đại Nam quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái (do Đinh Xuân Lâm, Chu Thiên phiên âm, khảo dị, hiệu đính, chú thích, giới thiệu, NXB Văn hóa Thông tin, 2004)

– Bố cục 2 phần:

+ Phần 1 (18 câu thơ đầu): Chuyện Phù Đổng Thiên Vương.

+ Phần 2 (còn lại): Hai Bà Trưng dựng nền độc lập.

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng và nhân vật Phù Đổng Thiên Vương.

– Điểm tương đồng: Khi sinh ra đều không biết nói, không biết cười nhưng khi nghe vua cầu tướng ra quân thì thoát ngồi, thoát nói và yêu cầu vua phong ngựa sắt để đi đánh giặc, sau khi đánh giặc đều bay về trời.

– Điểm khác biệt:

+ Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng

+ Phù Đổng Thiên Vương trong diễn ca lịch sử

+ Thánh Gióng khi biết nói thì yêu cầu được ăn để trở lên to lớn càng ăn người càng lớn và yêu cầu vua ban gươm sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt

+ Khi nghe cầu tướng ra quân thì thoắt ngồi, thoắt nói, yêu cầu thiên đình ban cho gươm vàng, ngựa sắt và binh lính để đi đánh trận.

2. Phẩm chất anh hùng của Hai Bà Trưng.

– Chị em nặng lời nguyền,

– Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân,

– Đuổi ngay Tô Định cho tan biên thành

→ Khẳng định sức mạnh oai hùng và lòng căm thù giặc sâu sắc của Hai Bà Trưng trước quân xâm lược.

3. Tầm quan trọng của việc hiểu biết về lịch sử dân tộc.

– Hiểu rõ hơn về quá trình nhân dân ta đã phải trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm mới thoát khỏi ách nô lệ, giành lại độc lập, tự do.

– Biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế.

III. Tổng kết.

– Nội dung: Đại Nam Quốc sử diễn ca là một trong các bộ sử ca của lịch sử sử học Việt Nam mà cũng là của văn học sử cổ cận đại Việt Nam. Bộ sử ca này nguyên là một tác phẩm văn chương được trước tác và khắc in vào những năm giữa thế kỉ thứ XIX (1860, 1870, 1874) ở trong nước và nước ngoài (Trung Quốc).

– Nghệ thuật: Bằng hình thức thơ, tác phẩm đã thuật lại các sự kiện lịch sử. Sự phóng khoáng và trí tưởng tượng của tác giả và sự lộng lẫy của hình ảnh trong lời thơ đã làm cho tác phẩm có sức hấp dẫn đặc biệt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang