Củng cố, mở rộng.
Câu 1. Kẻ vào bảng theo mẫu sau và điền thông tin ngắn gọn về các văn bản đã học.
Trả lời:
Văn bản | Chùm ca dao về quê hương đất nước | Chuyện cổ nước mình | Cây tre Việt Nam |
Biện pháp tu từ nổi bật | – Ẩn dụ, liệt kê, từ láy, … | – Biện pháp tu từ so sánh, từ láy, điệp từ, điệp cấu trúc… | – Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu. |
Tình cảm, cảm xúc của tác giả | – Tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau. | – Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ. | – Bài văn đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào của nhà văn qua hình ảnh cây tre – một biểu tượng của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam. |
Câu 2. Tìm và đọc diễn cảm một số bài thơ lục bát.
Trả lời:
Chim còn có tổ có tông
Người sao chẳng nhớ non sông cội nguồn
Quê hương xa cách thấy buồn
Lời ru điệu hát hãy còn trong tâm
Hái dâu vất vả chăn tằm
Nhả tơ óng mượt trăng rằm ước ao
Lũy tre bến nước cầu ao
Nhớ hoài đối đáp ca dao tâm tình
Yêu sao giọt nắng lung linh
Áo dài tha thướt tươi xinh dịu hiền
Thương luôn giọng cả ba miền
Đều mang âm sắc nỗi niềm yêu thương
(Quê hương – Phan Thị Hạnh)