Tri thức Ngữ văn Bài 4: Thơ lục bát, Lục bát biến thể, Từ đồng âm và từ đa nghĩa, Hoán dụ (Bài 4, Ngữ văn 6, tập 1, Kết nối tri thức)

bai-4-tho-luc-bat-luc-bat-bien-the-tu-dong-am-va-tu-da-nghia-hoan-du-ngu-van-6-ket-noi-tri-thuc

Tri thức Ngữ văn:

Thơ lục bát, Lục bát biến thể, Từ đồng âm và từ đa nghĩa, Hoán dụ.

1. Thơ lục bát.

Thơ lục bát là thể thơ mà các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.

+ Vần trong thơ lục bát: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám; tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo.

+ Thanh điệu trong thơ lục bát: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu, thứ tám là thanh bằng còn tiếng thứ tư là thanh trắc. Riêng trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và thứ tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại.

+ Nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/4, 4/4,…).

2. Lục bát biến thể.

Lục bát biến thể không hoàn toàn tuân theo luật thơ của lục bát thông thường, có sự biến đổi số tiếng trong các dòng, biến đổi cách gieo vần, cách phối thanh, cách ngắt nhịp,…

3. Từ đồng âm và từ đa nghĩa.

Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau.

Từ đa nghĩa là từ có hai hoặc nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa này có liên quan với nhau.

4. Hoán dụ.

– Hoán dụ là biện pháp tu từ dùng từ ngữ vốn chỉ sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận (gần nhau) nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.