bai-5-cach-ghi-chep-de-nam-chac-noi-dung-bai-hoc-sgk-ngu-van-7-tap-1-sach-chan-troi-sang-tao

Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học (Bài 5, Ngữ Văn 7, tập 1, sách Chân trời sáng tạo).

* Nội dung chính: Văn bản “Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học” đã cung cấp cho chúng ta những cách ghi chép sao cho chỉ nhìn một lần là biết trọng tâm ở đâu. Đó là: Lập ra quy tắc ghi chép: chia rõ các phần; Học cách tìm nội dung chính; Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học. Nắm được những cách trên sẽ chúng ta ghi chép hiệu quả, dễ hiệu bài hơn.

Đọc hiểu văn bản:

CÁCH GHI CHÉP ĐỂ NẮM CHẮC NỘI DUNG BÀI HỌC.
(trích “Bí kíp ghi chép hiệu quả”)

I. Chuẩn bị đọc.

Mỗi khi đọc lại phần ghi chép bài học trong các trang vở của mình, em có thấy nội dung ghi chép của em dễ hiểu, dễ nhớ hay không?

Trả lời:

– Mỗi khi đọc lại phần ghi chép bài học trong các trang vở của mình, em thấy nội dung ghi chép của em dễ nhìn tuy nhiên chưa giúp em dễ nhớ khi đọc lại vì chưa có sự ghi chép khoa học, dễ hiểu

II. Trải nghiệm cùng văn bản.

Câu 1. Đoạn văn in nghiêng có vai trò thế nào trong văn bản?

Trả lời:

– Đoạn văn in nghiêng có vai trò giải thích ý nghĩa cho các thuật ngữ chính mà văn bản nhắc tới

Câu 2. Đã bao giờ em dùng các “mẹo nhỏ” này trong ghi chép chưa?

Trả lời:

– Đôi khi em cũng từng sử dụng các “mẹo nhỏ” được nêu trong mục này.

III. Suy ngẫm và phản hồi.

Câu 1. Những dấu hiệu nào trong văn bản trên giúp em nhận ra đây là văn bản giải thích về một quy tắc hay luật lệ, cách thức trong hoạt động? Mục đích của văn bản này là gì?

Trả lời:

– Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản trên là một văn bản giải thích về một quy tắc hay luật lệ, cách thức trong hoạt động

+ Văn bản có các bước hướng dẫn và các đề mục rõ ràng, có hình ảnh minh họa cụ thể.

+ Văn bản trên giới thiệu những mẹo đọc liên quan đến hoạt động học tập.

+ Văn bản cung cấp thông tin bổ ích và được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu.

– Mục đích văn bản: hướng dẫn học sinh cách ghi chép khoa học để nắm bắt thông tin văn bản nhanh nhất.

Câu 2. Xác định thông tin cơ bản của văn bản. Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản trên

Trả lời:

– Thông tin cơ bản của văn bản trên: hướng dẫn cách ghi chép thông tin nhanh và nắm thông tin hiệu quả.

– Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản:

+ Đặc điểm văn bản: rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, được chia ra làm nhiều đề mục và có hình ảnh minh họa.

+ Mục đích viết văn bản: hướng dẫn học sinh cách ghi chép khoa học để nắm bắt thông tin văn bản nhanh nhất.

→ Đặc điểm trình bày của văn bản và mục đích có sự gần gũi, phối hợp chặt chẽ với nhau

Câu 3. Hình minh họa trong mục A (mục 1. Phân vùng) đã hỗ trợ như thế nào cho phần lời trong việc thể hiện thông tin cơ bản ở phần này?

Trả lời:

– Hình minh họa trong mục A đã giúp cho người đọc hình dung một cách cụ thể hơn, giúp phần lời được thể hiện rõ ràng hơn.

Câu 4. Việc tách riêng mỗi “mẹo nhỏ” trong ghi chép thành một đoạn riêng và đánh dấu bằng gạch đầu dòng trong mục Mẹo nhỏ giúp ghi chép để khi đọc là hiểu ngay có tác dụng gì trong việc thể hiện thông tin chi tiết của văn bản?

Trả lời:

– Việc tách riêng mỗi “mẹo nhỏ” trong ghi chép thành một đoạn riêng và đánh dấu bằng gạch đầu dòng trong mục Mẹo nhỏ giúp ghi chép để khi đọc là hiểu ngay có tác dụng cho thấy đây là thông tin chi tiết, cách làm này đảm bảo sự sắp xếp thông tin theo bậc giúp cho việc truyền tải thoonng tin mạch lạc, có thứ tự, lớp lang hơn.

Câu 5. Theo em, các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1,2,3,4 ở một số dòng trong mục B (Học cách tìm nội dung chính) có tác dụng gì trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản?

Trả lời:

– Theo em, các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1,2,3,4 ở một số dòng trong mục B có tác dụng nêu những nội dung chính trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

Câu 6.  Văn bản đã mang lại những điều gì có ích cho việc ghi chép trong học tập của em?

Trả lời:

– Văn bản đã mang lại nhiều điều có ích cho việc ghi chép trong học tập của em như:

+ Cách lập ra quy tắc ghi chép

+ Cách tìm nội dung chính

+ Cách phân tích và đối chiếu

Đây đều là những điều cần thiết cho việc ghi chép giúp em ghi chép khoa học và dễ hiểu hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang