Nghị luận Tự hoàn thiện bản thân là trách nhiệm của mỗi thanh niên.

Tự hoàn thiện bản thân là trách nhiệm của mỗi thanh niên.

  • Mở bài:

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở: “thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước”. Người cũng lưu ý: “nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Bởi thế, tự hoàn thiện bản thân để sẵn sàng đảm nhận trọng trách và phát huy vai trò lịch sử của mình là một trong những nhiệm vụ hàng đầy của thanh niên ngày nay.

  • Thân bài:

Thế nào là tự hoàn thiện bản thân?

Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên mọi khó khăn trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn. Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu, … của bản thân; vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện; đồng thời phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn.

Vì sao thanh niên phải biết tự hoàn thiện bản thân?

Thanh niên chính là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội. Với ưu điểm về tuổi trẻ, sức khỏe, sự năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, tinh thần hăng hái, khả năng thích ứng với cái mới, thanh niên trở thành lực lượng tiên phong trong nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc. Đó là lứa tuổi ham hiểu biết, giàu niềm tin, tự thể nghiệm mình, có khả năng tiềm ẩn trong việc thực hiện lý tưởng, mục tiêu cao quý… Từ những ưu điểm, thanh niên tiếp tục rèn luyện và hoàn thiện bản thân để trở thành lực lượng lao động tiên tiến nhất xã hội.

Mỗi người đều có những mặt mạnh, mặt yếu riêng, không có ai là hoàn thiện, hoàn mĩ. Bác Hồ cũng đã chỉ ra những yếu kém của thành niên đó là thiếu kinh nghiệm, nóng vội, chủ quan, bệnh hình thức, bệnh cá nhận, tự cao tự đại,.. Một số thanh niên chưa chịu khó học tập, rèn luyện mình. Từ những yếu kém đó, thanh niên rất cần được rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân mình để trở nên tốt đẹp hơn, vững mạnh hơn nữa, đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

Xã hội không ngừng phát triển, luôn đề ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với các thành viên trong xã hội. Vì vậy, ai cũng cần tự hoàn thiện mình để phát triển và đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội. Người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ trở nên lạc hậu và tự đào thải mình.

Thanh niên cần làm gì để rèn luyện và hoàn thiện bản thân

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nhắc nhở: “thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cho cái tương lai đó…”

Để “rèn luyện tinh thần và lực lượng” ấy, trước hết là phải kiên trì học tập tốt. Như Lê-nin đã từng nói: “Tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh”. Chính tri thức sẽ làm thay đổi cả thế giới. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão như hiện nay, không có tri thức là tự tách mình ra khỏi cuộc sống hiện đại, tự đáng mất những có hội thành công và không thể thành công nếu không có tri thức.

Bồi dưỡng, nâng cao và hoàn thiện nhân cách, nhân phẩm và đạo đức theo những chuẩn mực tốt đẹp của dân tộc và thời đại. Không có đạo đức, không có nhân phẩm cao đẹp thì không thể trở thành người tốt, người hữu ích cho xã hôi. Như Bác cũng đã từng nói:người có tài mà không có đức thì vô dụng. Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó“. Bởi thế luyện tài dưỡng đức phải là hai nhiệm vụ song song của thanh niên hiện nay.

Thanh niên phải thực hiện lối sống “cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”. Bởi đó là những biểu hiện của lối sống cao đẹp của con người. Phải hết sức khiêm tốn và giản dị, không kiêu căng, tự mãn, không lãng phí, xa hoa. Sống trung thực, thủy chung, tôn trọng con người, chính trực, không thiên vị, luôn phấn đấu hết mình để thực hiện những lý tưởng cao đẹp.

Ngoài ra, thanh niên phải không ngừng rèn luyện và nâng cao lý tưởng yêu nước, lý tưởng cách mạng, bồi dưỡng lí luận chính trị, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo và tương lai đất nước. Phải tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân. Tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật. Sống có lý tưởng cao đẹp, có ước mơ hoài bão lớn lao, hướng đến tương lai.

Phê phán:

Trong cuộc sống, vẫn còn một số thanh niên không có ý thực tự rèn luyện và hoàn thiện bản thân. Họ sống buông thả, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hôi và đất nước. Thậm chí, có nhiều thanh niên sa ngã vào tệ nạn xã hội, đánh mất cả tương lai. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học nhận thức:

Tự rèn luyện và hoàn thiện bản thân là chuẩn bị sức mạnh sẵn sàng thành công ở tương lai. Ai biết tự rèn luyện và hoàn thiện bản thân sẽ có được tương lai tươi sáng.

  • Kết bài:

Sự trưởng thành bắt đầu vào ngày chúng ta chấp nhận trách nhiệm đối với hành động của bản thân mình. “Đừng sợ vấp ngã”. Xây dựng ý thức tự hoàn thiện bản thân là cách tốt nhất để không phải thất bại. Hãy làm điều đó ngay từ bây giờ để sẵn sàng đón nhận những thành công ở ngày mai.


Bài tham khảo:

Tự hoàn thiện bản thân là gì? Cần làm gì để Tự hoàn thiện bản thân?

Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện.
Phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn.

Chúng ta cần biết tự hoàn thiện bản thân mỗi người đều có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. Xã hội ngày càng phát triển, do đó, việc bản thân tự hoàn thiện mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi của xã hội.

Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ.

Để tự hoàn thiện bản thân, trước hết phải tự nhận thức bản thân. Tự nhận thức về bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu… của bản thân. Không ai giống nhau hoàn toàn, mỗi người đều có bản sắc riêng với những tiềm năng, sở thích thói quen, điểm mạnh điểm yếu riêng. Hơn nữa không ai hoàn thiện, hoàn mĩ và cũng không ai chỉ toàn nhược điểm.

Để ngày càng tiến bộ, mỗi người cần phải tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân, đừng mặc cảm, tự ti với bản thân
Cần phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế điểm yếu.

Mỗi người đều có quyền phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện mình theo các giá trị đạo đức. Có quyền được nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn vè, xã hội để thực hiện mục tiêu tự hoàn thiện bản thân.

Là học sinh, chúng ta cần tự nhận thức đúng và hoàn thiện bản thân, có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện; xác định rõ những biện pháp cần thực hiện; xác định những thuận lợi, khó khăn, quyết tâm thực hiện. Biết tìm sự giúp đỡ của những người tin cậy để hoàn thành tốt công việc và vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

Nghị luận “Biết nỗ lực vượt qua chính mình”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang