bai-6-con-moi-va-con-kien-ngu-van-7-ket-noi-tri-thuc

Con mối và con kiến (Bài 6, Ngữ văn 7, tập 2, Kết nối tri thức)

Đọc hiểu văn bản:

Con mối và con kiến.

* Trước khi đọc.

* Đọc văn bản:

Câu 1. Mối có thái độ như thế nào khi thấy kiến làm việc vất vả?   

Trả lời:

– Mối chê cười kiến làm việc vất vả. 

Câu 2. Kiến tỏ thái độ ra sao về lối sống của mối? 

Trả lời:

– Kiến phê phán lối sống của mối.

Câu 3. Lối sống của mối gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào? 

Trả lời:

– Mối chẳng vun thu xứ sở, đục ăn chỗ ở nên có ngày nhà đổ sập.

* Sau khi đọc.

Nội dung chính:  Câu chuyện thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Từ đó khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.

Câu 6.

Trả lời:

Quan niệm sốngBiểu hiện
Mối– Không muốn lao động, sợ vất vả– Ngồi ở trong nhà nhìn ra ngoài.

– Ngồi tựa lưng trên chiếc ghế chéo, bên chiếc bàn tròn.

– Lười vận động nên cơ thể béo mập và chậm chạp.

– Nói với kiến: Tội tình gi lao khổ lắm thay!

– Chỉ biết hưởng thụ trước mắt, chỉ nghĩ đến bản thân (nền tầm nhìn thiển cận).– Ăn no béo trục béo tròn.

– Chỉ biết an hưởng nhà cao cửa rộng, của nả đầy tủ, đầy hòm.

– Không nhận ra rằng chỉ biết sống hưởng thụ mà không lao động thì cuộc sống tốt đẹp sẽ chẳng thể được bền lâu.

Kiến– Không ngại vất vả, chăm chỉ lao động– Sẵn sàng ra ngoài làm việc, dù vất vả, khiến cơ thể gầy gò.

– Ý thức: Hễ có làm thì mới có ăn.

– Biết lo xa, biết sống có trách nhiệm với cộng đồng, sống vì mọi người (nên biết nhìn xa trông rộng)– Vì nhận thức Sinh tồn là cuộc khó khăn nên chủ động lo xa, chuẩn bị cho tương lai lâu dài, bền vững.

– Quan tâm đến trên địa cầu muôn loại (muôn loài trên địa cầu).

– Ý thức: Vì đàn vì tổ, vun thu xử sở.

Câu 7.

Trả lời:

– Thiện cảm của người kể chuyện được dành cho kiến.

– Biểu hiện qua việc miêu tả mối như một kẻ vị kỉ, lười biếng, chỉ biết hưởng thụ cho “béo trục béo tròn”, còn kiến tuy gầy gò vất vả nhưng luôn chăm chỉ, cố gắng biết sống vì người người khác, biết lo cho cái chung, biết hướng tới tương lai vững bền, …

Câu 8.

Trả lời:

Đẽo cày giữa đườngẾch ngồi đáy giếngCon mối và con kiến
– “dễ nghe người là dại” (không có sự suy xét, đánh giá đúng sai, không tìm hiểu thực tế mà chỉ nghe và tin một cách mù quáng), cần cẩn trọng trước khi làm một việc gì đó…– cần rèn cho mình đức tính kiên trì (kiên tâm), chịu khó học hỏi, mở rộng hiểu biết, không được tự mãn với những điều mình đã biết,…– quan niệm sống chỉ biết nghĩ cho bản thân, chỉ biết sống hưởng thụ mà không lao động thì cuộc sống tốt đẹp sẽ chẳng thể được bền lâu
Đều là những kinh nghiệm quý báu, những đạo lí làm người đứng đắn mà mỗi cá nhân cần học hỏi khi sống trong xã hội.

* Viết kết nối với đọc.

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) có sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường”.

Đoạn văn tham khảo:

“Đẽo cày giữa đường” là một truyện ngụ ngôn rất độc đáo, ấn tượng có ý răn dạy về việc tiếp thu ý kiến của người khác. Anh chàng thợ mộc nọ bỏ ra ba trăm quan tiền để mua gỗ làm nghề đẽo cày bán. Công việc làm ăn tưởng chừng thông đồng bén giọt, nào ngờ một tình huống đặc biệt xuất hiện: mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cày không bán được, vốn liếng đi đời nhà ma! Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định, bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang