Tri thức Ngữ văn Bài 6: Truyện ngụ ngôn; Tục ngữ; Thành ngữ; Nói quá (Bài 6, Ngữ văn 7, tập 1, Kết nối tri thức)

bai-6-truyen-ngu-ngon-tuc-ngu-thanh-ngu-noi-qua-ngu-van-7-ket-noi-tri-thuc

Tri thức ngữ văn:

Truyện ngụ ngôn; Tục ngữ; Thành ngữ; Nói quá.

1. Truyện ngụ ngôn.

– Khái niệm: Truyện ngụ ngôn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống, thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió.

– Một số đặc điểm của truyện ngụ ngôn: 

+ Truyện ngụ ngôn thường ngắn gọn, được viết bằng thơ hoặc văn xuôi.

+ Nhân vật ngụ ngôn có thể là con người hoặc con vật, đồ vật được nhân hoá (biết nói năng, có tính cách, tâm lí như con người).

+ Truyện ngụ ngôn thường nêu lên những tư tưởng, đạo lí hay bài học cuộc sống bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, có thể pha yếu tố hài hước.

2. Tục ngữ.

– Tục ngữ thuộc loại sáng tác ngôn từ dân gian, là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu, đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.

3. Thành ngữ.

– Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, có nghĩa bóng bẩy. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa toát ra từ cả cụm, chứ không phải được suy ra từ nghĩa của từng thành tố.

4. Nói quá.

– Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại tính chất, mức độ, quy mô của đối tượng để nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.