bai-8-kien-thuc-ngu-van-bai-8-ngu-van-10-chan-troi-sang-tao

Tri thức Ngữ văn Bài 8: Câu chuyện; cốt truyện; thông điệp; tư tưởng; nhân vật; người kể chuyện; điểm nhìn; phép chêm xen; phép liệt kê (Bài 8, Ngữ văn 10, tập 2, Chân trời sáng tạo).

Kiến thức ngữ văn:

CÂU CHUYỆN; CỐT TRUYỆN; THÔNG ĐIỆP; TƯ TƯỞNG; NHÂN VẬT; NGƯỜI KỂ CHUYỆN; ĐIỂM NHÌN; PHÉP CHÊM XEN; PHÉP LIỆT KÊ.

Câu chuyện.

– Câu chuyện là sự việc, chuỗi sự việc xảy ra trong đời sống, liên quan đến một hoặc một số người nào đó. Câu chuyện thường có khởi đầu, diễn biến và kết thúc.

Cốt truyện

– Cốt truyện là câu chuyện được tổ chức một cách nghệ thuật với biến cố, tình huống, xung đột làm cho câu chuyện trở nên có ý nghĩa.

Thông điệp.

– Thông điệp của tác phẩm văn học là điều mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua hình tượng nghệ thuật. Đó là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, cách ứng xử mà văn bản băn học muốn truyền đến người đọc.

Tư tưởng

– Tư tưởng của tác phẩm văn học là nhận thức, quan niệm, thái độ, cách lí giải về các vấn đề đời sống và khát vọng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm. Tư tưởng của tác phẩm được thể hiện sinh động qua nhiều yếu tố: đề tài, chủ đề, thế giới hình tượng.

Đặc điểm, tính cách của nhân vật.

– Đặc điểm, tính cách của nhân vật là những nét riêng về ngoại hình, hành động, tình cảm, tâm lí, ngôn ngữ,… của nhân vật, giúp phân biệt với nhân vật khác. Khi đọc truyện, người đọc có thể nhận biết đặc điểm, tính cách, tư tưởng, tình cảm của một nhân vật qua lời của người kể chuyện, qua hành động, lời nói, ý nghĩa của nhân vật, hoặc qua nhận xét, đánh giá của nhân vật khác về nó.

Người kể chuyện.

– Người kể chuyện một vai được tác giả tạo ra, đảm nhiệm việc kể lại câu chuyện trong văn bản truyện. Người kể chuyện có thể là nhân vật hoặc không, có thể dùng các điểm nhìn khác nhau.

Điểm nhìn.

– Điểm nhìn là vị trí của người kể chuyện trong tương quan với câu chuyện. Tùy trường hợp, câu chuyện có thể được kể theo điểm nhìn từ ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất, điểm nhìn của người kể chuyện hoặc điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn cố định hay dịch chuyển, thay đổi…

Biện pháp tu từ chêm xen.

Chêm xen là biện pháp chêm vào câu một từ, một cụm từ, một câu, thậm chí một chuỗi câu để bổ dung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thành phần chêm xen thường đứng sau dấu phẩy, dấu ngạch ngang hoặc được đặt trong ngoặc đơn.

Ví dụ:

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

Biện pháp tu từ liệt kê.

Liệt kê là biện pháp sắp xếp nối tiếp các từ, các cụm từ cùng loại để diễn tả những khía cạnh khác nhau của thực tế, của tư tưởng, tình cảm đồng thời tạo ấn tượng mạnh về hình ảnh và cảm xúc cho người đọc.

Xét theo cấu tạo, có kiểu liệt kê theo từng cặp và không theo từng cặp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang