bai-8-thuc-hanh-tieng-viet-mach-lac-va-lien-ket-bien-phap-lien-ket-va-tu-ngu-lien-ket-ngu-van-7-ket-noi-tri-thuc

Thực hành Tiếng Việt Bài 8: Mạch lạc và liên kết (Biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết) (Bài 8, Ngữ văn 7, tập 2, Kết nối tri thức)

Thực hành Tiếng Việt:

Mạch lạc và liên kết (Biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết).

Câu 1. Em hãy tóm lược ý của từng đoạn văn trong một câu và cho biết nhờ tính chất gì của hai đoạn văn mà em tóm tắt được như vậy.

Trả lời:

– Nội dung đoạn 1: “Ông” kể cho Sam về cách nhìn cuộc đời của mẹ ông và bố ông.

– Nội dung đoạn 2: “Ông” luôn tin tưởng mọi người, ngược lại, mẹ ông thì luôn hoài nghi.

Do tất cả các câu trong đoạn văn cùng tập trung thể hiện một chủ đề, giữa các câu có sự liên kết về hình thức

Câu 2. Chỉ ra phương tiện liên kết các câu trong đoạn thứ nhất và các câu trong đoạn thứ hai.

Trả lời:

– Ở đoạn thứ nhất: Câu (2) gắn với câu (1) bằng lặp từ ngữ (bản đồ dẫn đường của cháu – tấm bản đồ của ông); câu (3) gắn với câu (2) bằng lặp từ (ông); câu (4) gắn với câu (3) bằng đại từ thay thế (mẹ ông – bà) và bằng việc lặp lại từ ông; câu (5) gắn với câu (4) bằng từ ngữ thay thế (quan điểm đó thay cho một cụm dài nói về quan điểm của bà mẹ) và bằng việc lặp lại từ ông.

– Ở đoạn thứ hai: tất cả các câu liền kề nhau đều gắn với nhau bằng cách lặp từ ông.

Câu 3. Câu nào có tác dụng liên kết đoạn thứ hai với đoạn thứ nhất? Những phương tiện liên kết nào được sử dụng trong câu đó?

Trả lời:

– Câu có tác dụng liên kết giữa hai đoạn: “Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông”

– Các phương tiện liên kết đoạn thứ hai: quan hệ từ nhưng – chữ đầu tiên nằm ở câu (1) của đoạn thứ hai, bên cạnh đó lặp lại từ quan điểm ở đoạn trước cũng có tác dụng liên kết

Câu 4. Em thử đổi vị trí các câu trong đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai theo một trật tự bất kì, chẳng hạn 2,4,1,5,3 (đoạn thứ nhất) và 7,3,4,6,1,5,2 (đoạn thứ hai). Hãy đọc lại các câu theo trật tự đã thay đổi và rút ra nhận xét.

Trả lời:

– Cách sắp xếp thứ nhất: 2, 4, 1, 5, 3

→ Nhận xét: một số câu liền kề nhau không còn phương tiện liên kết, nhưng quan trọng hơn, giữa chúng không có mối quan hệ về nội dung

– Cách sắp xếp thứ hai: 7, 3, 4, 6, 1, 5, 2

→ Nhận xét: về hình thức, phương tiện liên kết (lặp từ ông) vẫn tồn tại, song giữa các câu không có sự liên hệ về nội dung.

→ Cả hai đều không hề toát ra chủ đề gì, vì thế, đó không phải là hai đoạn văn, mà chỉ là những câu văn lộn xộn

Câu 5. Hai đoạn văn trên sắp xếp đúng trật tự trong văn bản. Em thử hoán đổi vị trí hai đoạn cho nhau và rút ra nhận xét.

Trả lời:

Khi hoán đổi hai đoạn thì cả hai đoạn không còn quan hệ lô-gíc, tính liên kết với nhau nữa. Đoạn đầu là mở đầu và giới thiệu quan điểm, đoạn sau là nêu ý kiến của bản thân, bình luận, suy nghĩ về quan điểm đó. Chính vì vậy ta không thể đảo vị trí của hai đoạn.

Cụ thể:

Đoạn thứ nhất: (1) Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào? (2) Ông sẽ kể cho cháu nghe tấm bản đồ của ông. (3) Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đây hiếm nguy. (4) Bà vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác. (5) Bố của ông cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó.

Đoạn thứ hai: (1) Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông. (2) Những gì ông thấy không giống như lời mẹ ông nói. (3) Ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh, (4) Ông thấy cuộc đời là chốn bình yên và an toàn. (5) Kết quả là ông nhận thấy mình khác biệt với chính gia đình mình. (6) Chưa bao giờ ông cảm thấy tự tin với quan điểm của mình, bởi gia đình ông luôn cho rằng quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm. (7) Mỗi khi ông và mẹ trò chuyện về một người nào đó và ông khen ngợi họ dễ thương, tốt bụng, thế nào mẹ ông cũng ngán ngẩm: “Cứ chờ mà xem!”.

Hoán đổi:

Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông. Những gì ông thấy không giống như lời mẹ ông nói, Ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh. Ông thấy cuộc đời là chốn bình yên và an toàn. Kết quả là ông nhận thấy mình khác biệt với chính gia đình mình. Chưa bao giờ ông cảm thấy tự tin với quan điểm của mình, bởi gia đình ông luôn cho rằng quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm. Mỗi khi ông và mẹ trò chuyện về một người nào đó và ông khen ngợi họ dễ thương, tốt bụng, thế nào mẹ ông cũng ngán ngẩm: “Cứ chờ mà xem!”

Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào? Ông sẽ kể cho cháu nghe tấm bản đồ của ông. Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy. Bà vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác. Bố của ông cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó.

→ Điều cần rút ra: bản thân mỗi đoạn không có gì thay đổi về ý nghĩa, nhưng hai đoạn giờ đây không còn quan hệ lô-gic. Dấu hiệu lộn xộn thể hiện rõ nhất ở chỗ: Câu chuyện về sự trái ngược trong cách nhìn cuộc đời, con người của mẹ và của ông đã kể xong ở đoạn trên, thì đến đoạn dưới mới nói: Ông sẽ kể cho cháu nghe… Nói như vậy không phù hợp với thực tế giao tiếp. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang