bai-9-tom-tat-bang-so-do-noi-dung-cua-mot-van-ban-don-gian-ngu-van-6-ket-noi-tri-thuc

Soạn bài: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản (Bài 9, Ngữ văn 6, tập 2, Kết nối tri thức)

Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản.

1. Trước khi tóm tắt.

– Xác định đúng nội dung cốt lõi của văn bản và hệ thống ý triển khai nội dung đó.

– Lựa chọn từ khóa phản ánh nội dung cốt lõi và các ý triển khai đã xác định được.

– Xác định mối liên hệ giữa các từ khóa.

Ví dụ: Khi tóm tắt quan niệm của vua sư tử Mu-pha-sa về “vòng đời bất tận” (trong đoạn đầu văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?), em cần thực hiện các bước sau:

a) Xác định nội dung cốt lõi của đoạn văn: những mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các loài trong cuộc sống, tạo thành một “vòng đời bất tận”.

b) Xác định các từ khóa: chúng ta, linh dương, chết, có.

c) Xác định mối liên hệ giữa các từ khóa: chúng ta ăn linh dương; chúng ta chết; chúng ta trở về với cỏ; linh dương ăn cỏ.

2. Tóm tắt.

– Vẽ các hình cụ thể chứa các từ khóa.

– Sắp xếp các hình (chứa từ khóa) theo trật tự thích hợp.

– Vẽ các đường cong, thẳng hoặc mũi tên nối các hình (chứa từ khóa) với nhau.

Tham khảo sơ đồ tóm tắt nội dung văn bản:

a. Trái Đất – cái nôi của sự sống.

Trái Đất - cái nôi của sự sống

b. Các loài chung sống với nhau như thế nào?

cac-loai-vat-chung-song-voi-nhau-nhu-the-nao

3. Chỉnh sửa.

– Kiểm tra xem sơ đồ đã phản ánh đúng cách hiểu của bản thân về nội dung văn bản chưa.

– Xóa hay chỉnh sửa những chi tiết khiến người đọc sơ đồ có thể hiểu sai lệch điều bản thân muốn thể hiện hay chia sẻ về nội dung văn bản.

– Xem xét tính chính xác, phù hợp của việc xếp đặt vị trí các hình và việc thiết lập đường nối giữa chúng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang