Tri thức Ngữ văn Bài 9: Văn bản, Đoạn văn trong văn bản, Các yếu tố và cách triển khai của văn bản thông tin, Văn bản đa phương thức,  Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ. (Bài 9, Ngữ văn 6, tập 2, Kết nối tri thức)

bai-9-van-ban-doan-van-trong-van-ban-tu-muon-va-hien-tuong-vay-muon-tu-ngu-van-6-ket-noi-tri-thuc

Tri thức ngữ văn:

Văn bản, Đoạn văn trong văn bản, Các yếu tố và cách triển khai của văn bản thông tin, Văn bản đa phương thức,  Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ.

1. Văn bản.

Văn bản là một đơn vị giao tiếp, có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói. Văn bản được dùng để trao đổi thông tin, trình bày suy nghĩ, cảm xúc,…

2. Đoạn văn trong văn bản.

Đoạn văn là bộ phận quan trọng của văn bản, có sự hoàn chỉnh tương đối về ý nghĩa và hình thức, gồm nhiều câu (có khi chỉ một câu) được tổ chức xoay quanh một ý nhỏ.

– Đoạn văn bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng một dấu chấm câu.

3. Các yếu tố và cách triển khai của văn bản thông tin.

– Một văn bản thông tin thường có các yếu tố như: nhan đề (một số văn bản có sa-pô dưới nhan đề), đề mục (tên gọi của các phần), đoạn văn, tranh ảnh,…

– Mỗi văn bản thông tin có một cách triển khai riêng: trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, nguyên nhân – kết quả, tất cả tạo thành một chuỗi liên tục.

4. Văn bản đa phương thức.

Văn bản đa phương thức là loại văn bản có sử dụng phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh,…

5. Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ.

Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác. Tiếng Việt từng vay mượn nhiều từ của tiếng Hán và tiếng Pháp. Hiện nay, tiếng Việt có xu hướng vay mượn nhiều từ của tiếng Anh.

– Trong sự tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ giữa các dân tộc, các ngôn ngữ thường vay mượn từ của nhau để làm giàu cho vốn từ của mình.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.