»» Nội dung bài viết:
Đọc hiểu văn bản:
Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
(Nguyễn Huy Tưởng)
I. Chuẩn bị đọc.
Trong Đại Nam quốc sử diễn ca có hai câu lục bát ca ngợi một nhân vật lịch sử thời nhà Trần:
… tuổi trẻ chỉ cao
Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công.
Em biết nhân vật ấy là ai, có công trạng gì mà được tôn vinh như vậy hay không? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
Trả lời:
– Nhân vật đó là Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo hoàng ấn”, tuổi trẻ tài cao, đạo mạ phi thường.
II. Trải nghiệm cùng văn bản.
Câu 1. Em hình dung thế nào về đoàn quân của Hoài Văn?
Trả lời:
– Đoàn quân của Hoài Văn với số lượng đông hơn sáu trăm người, tinh nhuệ, thien chiến, ngày đêm miệt mài tập luyện.
Câu 2. Theo dõi và tóm tắt trận đánh của liên quân Hoài Văn – Thế Lộc.
Trả lời:
– Tóm tắt trận đánh của liên quân Hoài Văn – Thế Lộc: Đây là trận đánh cho thấy tài trí hơn người của Trần Quốc Toản, tính cách cương trực, mạnh mẽ, thẳng thắn đã kết nghĩa thêm được người tài là Thế Lộc. Dù tương quan lực lượng giữa ta và địch khá lớn nhưng nhờ sự chỉ huy, kế sách tài tình mà bọn giặc đã bị mắc mưu, dẫn đến thất bại thảm hại.
Câu 3. Từ chương XI đến chương XII – XIII, tuyến truyện có gì thay đổi?
Trả lời:
– Từ chương XI đến chương XII – XIII, tuyến truyện có sự thay đổi: Từ việc giới thiệu nhân vật Trần Quốc Toản chuyển sang với mưu kế tuyệt diệu trên dãy núi Ma Lục đến câu chuyện về Chiêu Thành Vương (chú của Trần Quốc Toản) gặp khó khăn và đã được người cháu giải cứu.
Câu 4. Đội quân nào sẽ tiếp viện cho Chiêu Thành Vương?
Trả lời:
– Đội quân sẽ tiếp viện cho Chiêu Thành Vương là đội quân của Hoài Văn Hầu.
Câu 5. Em hiểu thêm điều gì về nhân vật Hoài Văn qua câu nói này?
Trả lời:
– Nhân vật Hoài Văn qua câu nói này là người tuổi trẻ tài cao, tuổi trẻ nhưng dũng cảm, mưu trí, khiến cho những người dù dặn dày sương gió cũng phải bất ngờ
III. Suy ngẫm và phản hồi.
Câu 1. Tóm tắt các sự kiện trong văn bản trên và cho biết các sự kiện được kể theo mấy tuyến. Đó là những tuyến nào?
Trả lời:
* Các sự kiện trong văn bản được kể theo hai tuyến:
– Tuyến 1:
+ Nhìn thấy quân giặc đang lọt thỏm vào thế trận của mình với những bao tên lắc lư trên vai khiến Hoài Văn Hầu thấy phấn khích.
+ Quân giặc tiến vào giữa cánh đồng, hàng nghìn mũi tên phóng xuống đám giặc khiến chúng tranh nhau chạy, phần lớn thương vong, những tên may mắn sống sót cũng bị các chiến sĩ đuổi đến vung con dao to chém giết. Quân giặc dưới sự chỉ dẫn của viên tướng chạy thục mạng ra khỏi cánh đồng không cả ngoảnh đầu lại. Hoài Văn chỉ tay vào mặt viên tướng: Bại trận, đến nước này, chúng bay còn muốn chống lại uy trời đó sao? Hãy bỏ giáo qùy hàng, thì còn được toàn tính mạng.
– Tuyến 2:
+ Chiêu Vương Thành bị quân giặc bao vây khó đường chạy thoát trên đường đi đuổi Trần Ích Tắc – kẻ đã đầu hàng giặc Nguyên nhưng được Hoài Văn đã tới cứu.
Câu 2. Xác định nội dung bao quát của văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại truyện lịch sử.
Trả lời:
– Nội dung bao quát của văn bản là: Câu chuyện về anh hùng của đất nước Hoài Văn Hầu chính trực và căm ghét những người phản quốc đầu hàng theo giặc, tài giỏi, thông minh.
– Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại truyện lịch sử là vì trong truyện có dấu mốc thời gian và các sự kiện trong quá khứ về các trận đánh.
Câu 3. Nêu những nét tính cách nổi bật của nhân vật Hoài Văn Hầu.
Trả lời:
– Những nét tính cách nổi bật của nhân vật Hoài Văn Hầu là mưu trí, can trường, hiên ngang, yêu nước, căm ghét quân giặc, sẵn sàng hy sinh bản thân mình để bảo vệ đất nước.
Câu 4. Theo em, sự xuất hiện của các nhân vật như Thế Lộc, Chiêu Thành Vương có tác dụng gì trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Hoài Văn Hầu?
Trả lời:
– Theo em, sự xuất hiện của các nhân vật như Thế Lộc, Chiêu Thành Vương giúp cho chúng ta biết thêm, hiểu rõ những nét đẹp về tính cách và con người của Hoài Văn Hầu.
Câu 5. Sự lặp lại của hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trai trẻ có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?
Trả lời:
– Sự lặp lại của hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trai trẻ giúp cho việc thể hiện chủ đề của văn bản được rõ ràng và chân thực hơn. Hình ảnh những chàng trai trẻ cùng hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng đã biểu thị thắng lợi của chúng ta. Nét đặc trưng để nhắc nhớ.
Câu 6. Nhận xét về nghệ thuật viết truyện lịch sử của tác giả (lưu ý cách sử dụng ngôi kể; cách quan sát, miêu tả nhân vật, tái hiện bối cảnh lịch sử; cách dùng lời người kể chuyện, lời của nhân vật;…)
Trả lời:
Nghệ thuật viết truyện lịch sử của tác giả:
+ Sử dụng ngôi kể thứ 3 để kể câu chuyện một cách chân thật và bao quát nhất.
+ Cách quan sát và miêu tả sự vật, sự việc tinh tế, chân thật.
+ Tái hiện bối cảnh lịch sử chân thật cùng ngôn từ ngắn gọn, súc tích.
+ Giọng điệu lời văn đầy khí thế và tự hào, đã giúp cho những truyền thống hào hùng của dân tộc được lưu giữ muôn đời.
Câu 7. Theo em, hình tượng nhân vật Hoài Văn Hầu mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng trong văn bản trên có những điểm tương đồng và khác biệt nào so với hình tượng Hoài Văn trong Đại Nam quốc sử diễn ca?
Trả lời:
Theo em, hình tượng nhân vật Hoài Văn Hầu mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng trong văn bản trên có những điểm tương đồng và khác biệt với hình tượng Hoài Văn trong Đại Nam quốc sử diễn ca:
– Điểm tương đồng: Hoài Văn Hầu trong hai tác phẩm đều là người có tính cách quả quyết, gan dạ yêu nước, có ý chí đánh giặc và căm ghét kẻ thù xâm lược.
– Điểm khác biệt:
+ Hai tác phẩm đều thể hiện hình ảnh anh hùng nhưng ở hai tác phẩm lại có hai mặt khác nhau của việc xây dựng nhân vật. Một bên là nhân vật xây dựng trên câu chuyện thực, một bên là tác giả thêm yếu tố văn học, thẩm mĩ để làm mới nhân vật, khiến cho nhân vật trở nên lí tưởng hóa.