Hồi thứ hai và Hồi thứ mười bốn (Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái) (Bài 9, Ngữ văn 8, tập 2, Chân Trời Sáng Tạo)

bai-9-hoang-le-nhat-thong-chi-ngo-gia-van-phai-ngu-van-8-tap-2-chan-troi-sang-tao

Đọc hiểu văn bản:

Hoàng Lê nhất thống chí
(Ngô gia văn phái)

I. Chuẩn bị đọc.

Em biết gì về thời Vua Lê – Chúa Trịnh hay về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung? Hãy chia sẻ cùng các bạn trong lớp.

Trả lời:

– Trịnh – Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào năm 1777 khi chúa Nguyễn sụp đổ.

– Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu “phù Lê diệt Mạc” để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đổ, trên danh nghĩa, cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là 2 vị bề tôi của nhà Hậu Lê, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. Nhưng trên thực tế thì cả hai tập đoàn phong kiến này đều tạo thế lực cát cứ cho riêng mình như 2 nước riêng biệt, vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền nên không ngăn chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh–Nguyễn. Nước Đại Việt trong giai đoạn này bị chia cắt khoảng 150 năm

– Vua Quang Trung là vị vua anh dũng, Chỉ trong thời gian 6 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự kiến, vua Quang Trung đã đánh tan đội quân Thanh và giữ đúng lời hứa với quân lính sẽ ăn Tết tại Thăng Long. Vào trưa ngày của ngày mùng 5 tết, dưới sự chào đón của người dân, đoàn quân của vua Quang Trung tiến vào trong kinh thành Thăng Long, kết thúc cuộc chiến chống quân Thanh xâm lược bằng thắng lợi vẻ vang.

II. Trải nghiệm cùng văn bản.

Câu 1. Cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi ở đây có gì khác so với cảnh lên ngôi của vua chúa ngày xưa mà em biết, hoặc hình dung?

Trả lời:

– Theo như em biết các vị vua lên ngôi theo kiểu cha truyền con nối, được sự chấp thuận, ủng hộ tuy nhiên Trịnh Tông lên ngôi được là nhờ vào bọn kiêu binh cướp ngôi.

Câu 2.  Em có nhận xét gì về hành động của đám kiêu binh?

Trả lời:

– Hành động của đám kiêu binh là hành động thể hiện sự kiêu căng coi trời bằng vung, không quan tâm đến nỗi khổ của nhân dân.

Câu 3.  Câu nói này thể hiện nét tính cách nào của Vua Quang Trung?

Trả lời:

– Câu nói này thể hiện nét tính cách nào của Vua Quang Trung: quyết đoán, dám nghĩ dám làm và đặc biệt tính toán như thần.

Câu 4. Từ đây, tuyến truyện có gì thay đổi?

Trả lời:

– Từ đây, tuyến truyện có sự thay đổi từ mô tả, phản ánh hướng đi của ta sáng mô tả tình hình của giặc.

Câu 5. Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống có phải là một tuyến truyện khác không? Vì sao?

Trả lời:

– Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống là một tuyến truyện khác bởi nội dung và đối tượng mô tả ở phần này khác so với các phần còn lại, phản ánh một đối tượng cụ thể có ảnh hưởng đến cốt truyện.

III. Suy ngẫm và phản hồi.

Câu 1. Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn. Chỉ ra mối liên hệ giữa hai đoạn trích này.

(HS tự làm)

Câu 2. Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy.

Trả lời:

Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là: quyết đoán, mưu tính như thần, mạnh mẽ, sáng suốt, nhìn xa và trông rộng, tài giỏi, văn võ song toàn.

Một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy:

+ Tổ chức tập luyện đánh giặc như hành quân hỏa tốc, duyệt binh, tuyển binh, lập kế hoạch hành quân đánh giặc.

+ Tìm ra được sự tương quan giữa quân ta và quân địch từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Giỏi trong việc nhìn nhận và dùng người.

+ Có sự tính toán trong việc hành quân và đánh giặc với những mưu tính rất chính xác.

Câu 3. Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chú ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật,…)

Trả lời:

– Ngôi kể thứ ba được tác giả sử dụng kết hợp cùng lời kể của các nhân vật khác đã cho chúng ta thấy được câu chuyện được bao quát và chân thực hơn. Qua lời từng nhân vật ta hiểu thêm được tính cách, tâm lý, hành động và con người của họ nhiều hơn.

Câu 4. So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?

Trả lời:

Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh được tác giả thể hiện khác nhau để ta thấy được rõ ràng thái độ kính trọng và khinh thường của tác giả đối với những người anh hùng lịch sử và quân giặc. Em thấy cách thể hiện thái độ như vậy phù hợp với truyện lịch sử vì thái độ của tác giả chính cách thể hiện chân thực nhất với những sự kiện và nhân vật lịch sử. Đối với giặc là căm phẫn còn với anh hùng là thái độ ngưỡng mộ, trân trọng.

Câu 5. Qua văn bản, em hiểu thêm điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta.

Trả lời:

Qua văn bản, em đã hiểu thêm được nhiều điều về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta:

– Có thể rút ra rằng Quang Trung là một tổng chỉ huy tài ba và là một vị vua anh dũng đích thân đánh trận. Đồng thời đây là minh chứng cho tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta.

Câu 6. Văn bản đã giúp em hiểu thêm điều gì về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời?

Trả lời:

– Văn bản đã giúp em hiểu thêm về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời: Không chỉ phải chiến đấu với giặc ngoại xâm mà chúng ta còn có cả giặc phản quốc. Vua và quân dân đều đồng lòng cùng nhau đánh giặc. Các cuộc kháng chiến của chúng ta đều thắng lợi là vì do có người lãnh đạo tài giỏi và tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường của quân và dân ta.

Câu 7. So sánh cốt truyện trong văn bản trên đây với cốt truyện trong một văn bản mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.

Trả lời:

– Một văn bản mà em đã đọc cốt truyện giống với cốt truyện trong văn bản trên là văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (trích kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng) với cốt truyện đa tuyến. Nó đều lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói hay kể chuyện.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.