bai-ghi-van-ban-trong-long-me-trich-nhung-ngay-tho-au-nguyen-hong

Kiến thức văn bản “Trong lòng mẹ” (Trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên hồng)

TRONG LÒNG MẸ
(Trích “ Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng)

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả: Nguyên Hồng (1918-1982)

– Có tuổi thơ cơ cực, cay đắng.

– Là nhà văn của những người cùng khổ, nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

– Đa tài: Sáng tác nhiều thể loại, nhất là văn xuôi.

2. Văn bản:

– Thể loại: Hồi kí

– Vị trí: Trích chương IV của hồi kí  “Những ngày thơ ấu”-1938

– Bố cục: 2 phần

II. Tìm hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh của bé Hồng:

– Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu.

– 12 tuổi, cha mất, mẹ cùng túng quá phải đi tha hương cầu thực.

– Hồng bơ vơ, bị họ hàng ghẻ lạnh.

→ Rất đáng thương.

2. Cuộc đối thoại giữa người cô và Hồng:

Người côChú bé Hồng
– Cười hỏi rất kịch: Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?

– Giọng vẫn ngọt: Sao lại không vào?…

– Vỗ vai, cười nói: mày dại quá…vào thăm em bé chứ.

– Vẫn tươi cười kể chuyện

– Đổi giọng, vỗ vai, giọng nghiêm nghị, tỏ vẻ ngậm ngùi

→ Tâm địa độc ác, lạnh lùng, giả dối, thâm hiểm.

– Toan trả lời có nhưng nhận ra ý nghĩa cay độc, giả dối của cô, cười đáp: Không!

– Im lặng, cúi đầu không đáp, khóe mắt cay cay

– Nước mắt ròng ròng, cười dài trong tiếng khóc: Sao cô biết mợ con có con?

– Cổ nghẹn ứ khóc không ra tiếng

– Im lặng

 Hồng đau đớn, phẫn uất, thương mẹ, căm tức những cổ tục phong kiến đã đày đọa mẹ.

→ Là cuộc chiến không cân sức. Người cô dùng đòn tra tấn tinh thần để Hồng ruồng rẫy mẹ nhưng tình yêu thương mãnh liệt dành cho mẹ  của bé hồng không hề  thay đổi.

3. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ:

a/ Khi vừa nhìn thấy mẹ:

-Hành động: chạy đuổi theo xe, gọi bối rối  → Khát khao gặp mẹ

b/ Khi gặp  mẹ:

– Chú bé òa khóc rồi cứ thế nức nở: Giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc.

– Ngồi vào lòng mẹ…thấy những cảm giác ấm áp, mơn man khắp da thịt.

→ Diễn tả niềm sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ.

c/ Hình ảnh người mẹ:

– Gương mặt tươi sáng…

– Mẹ không còm cõi, xơ xác như lời cô nói

– Khuôn miệng xinh xắn thơm tho lạ thường

– Mẹ vuốt ve: thấy êm dịu vô cùng…

->Mẹ đẹp đôn hậu ấm áp tình yêu thương.

→ Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

III. Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

– Xây dựng nhân vật sinh động qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm.

– Ngôn ngữ kể chuyện giàu cảm xúc, chân thực

2. Nội dung:

– Nỗi buồn tủi, cay đắng của Hồng khi phải xa mẹ, chịu sự khắc nghiệt của họ hàng.

– Tình mẫu tử thiêng liêng, không gì có thể chà đạp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang