nhan-nguyen-binh-khiem

Đọc hiểu văn bản: “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đọc – hiểu văn bản: “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

I. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm

– Nguyễn Bỉnh Khiêm (1591 – 1585). Quê: Hải Phòng.

– Học giỏi, đỗ Trạng nguyên 1535, làm quan dưới triều Mạc.

– Dâng sớ xin chém lộng thần, không được chấp thuận; cáo quan về ở ẩn; lấy hiệu Bạch Vân Cư Sĩ.

– Nguyễn Bỉnh Khiêm có học vấn uyên thâm; được phong Trình Tuyền hầu, Trình Quốc công, Trạng Trình.

 Sự nghiệp văn học:

– Thơ chữ Hán: Bạch Vân am thi tập.

– Thơ chữ Nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi.

+ Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đậm chất triết lý, ngợi ca cảnh nhàn, phê phán thói xấu trong xã hội…

+ Ông là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc.

2. Bài thơ Nhàn:

Là bài thơ viết bằng chữ Nôm, rút trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi.

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Vẻ đẹp cuộc sống:

“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”.

– Nhịp điệu thơ thong thả + liệt kê + số đếm cụ thể.

– “Thơ thẩn” → gợi trạng thái thảnh thơi của con người

– Giới thiệu việc làm của một lão nông : (đào đất, xới đất, câu cá); lao động tay chân nhưng rất thư thái, thảnh thơi trong tâm hồn

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”.

– Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh đẹp tạo nên bức tranh tứ bình về cuộc sống đạm bạc mà thanh cao qua 4 mùa xuân, hạ, thu, đông ⇒ sống giữa thiên nhiên thanh thản, thơ mộng

⇒ Cuộc sống thư thái, thanh nhàn, chan hòa với thiên nhiên

2. Vẻ đẹp nhân cách:

“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao”.

– Nghệ thuật: đối ta dại >< người khôn; nơi vắng vẻ >< chốn lao xao

⇒ Cách nói đùa vui, ngược nghĩa: Nguyễn Bỉnh Khiêm tự nhận mình là dại nhưng thực ra ông đang rất tỉnh táo trong sự lựa chọn của mình. Ông tìm được sự thư thái của tâm hồn, sự thanh cao của nhân cách: Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

+ Ngắt nhịp đặc biệt thể hiện sự thong thả, đủng đỉnh trong những sinh hoạt rất đời thường. => nói lên quan niệm sống: công danh quyền quý chỉ là giấc chiêm bao, cái đẹp trong tâm hồn mới là điều quý giá vĩnh viễn.

⇒ Vẻ đẹp của nhân cách và của trí tuệ.

– Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định một quan niêm sống cao đẹp: sống nhàn tản, hoà hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao vượt lên trên danh lợi, trí tuệ tỉnh táo, sáng suốt.

– Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị.


Bài tham khảo: Phân tích vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

  • Mở bài:

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi, “chí để ở nhàn dật”. Bài thơ Nhàn thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, một bậc hiền triết suốt đời phụng sự cho đạo học nước nhà, chẳng màng danh lợi. Nhan đề do người đời sau đặt nhưng cũng là một sự tri âm với tác giả. Chữ “nhàn” trong bài nhằm chỉ một quan niệm, một lối sống, một cách xử thế.

  • Thân bài:

– Nhàn thể hiện sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.

– Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “ nơi vắng vẻ”, sống hoà nhập với thiên nhiên để “ di dưỡng tinh thần.

– Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt.

– Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tự chiêm bao. Từ đó, cảm nhận được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã

Nghệ thuật: Sử dụng phép đối, điển cố. Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí.

Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang