Tuyển chọn bộ đề thi Học sinh giỏi Văn 9.
Đề bài 1.
Câu 1: (6 điểm). Sự cần thiết của sách.
Câu 2: (14 điểm)
“Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài
Một tay thì cắp hỏa mai
Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền
Tùng tùng trống đáng ngũ liên
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa”.
Phân tích và so sánh hình ảnh người lính trong bài ca dao trên với hình ảnh người lính cách mạng trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu.
Đề bài 2.
Câu 1 (6 điểm): Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ.
Câu 2 ( 14 điểm): Những thành công về nghệ thuật của thi hào Nguyễn Du qua một số đoạn thơ đã học.
Đề bài 3.
Câu 1 (8 điểm): “Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan). Suy nghĩ của em về câu nhận định trên
Câu 2 (12 điểm): “Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình” (Tiếng nói văn nghệ – Nguyễn Đình Thi). Bằng việc phân tích một số tác phẩm đã học, em hãy làm rõ nhạn định trên.
Đề bài 4.
Câu 1 (8 điểm): “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Đề bia tiến sĩ – Thân Nhân Trung). Suy nghĩ về vai trò của hiền tài đối với đất nước hiện nay.
Câu 2 (12 điểm): Nhà văn nga Lev Nikolayevich Tolstoy từng nói: “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm”. Còn nhà văn Rasul Gamzatop cho rằng Cái cốt lõi của nghệ thuật là lòng nhân ái .
Qua tác phẩm Lão Hạc, hãy làm rõ ý nghĩa hai nhận định trên.
Đề bài 5.
Câu 1 (6 điểm): “Kiên nhẫn là nghệ thuật hi vong” (Claude Debussy). Suy nghĩ về câu nói trên.
Câu 2 (14 điểm) “Trăng” là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, thủy chung (Ánh trăng – Nguyễn Duy). “Bếp lửa” là biểu tượng của quá khứ đau thương nhưng ấm áp tình bà (Bếp lửa – Bằng Việt).
Đề bài 6.
Câu 1 (8 điểm): Mục đích cuối cùng của quá trình giáo dục là giúp học sinh có thể tự học. Suy nghĩ về nhận định trên
Câu 2 (12 điểm): Trong bài hát Chào em cô gái Lam Hông của nhạc sĩ Ánh Dương có những lời ca ngợi tinh thần lạc quan, yêu đời, ý chí quyết chiến đấu hy sinh vì đất nước của các chiến sĩ lái xe:
“Xe ta bon bon đi trên đường lòng vui như mở hội
Mà đêm đêm đưa như thoi dệt bao ân tình
Chào những người chẳng tiếc máu xương, ngày đêm đi thông đường”.
Qua bài thơ Về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật, hãy làm rõ vẻ đẹp ấy.