cac-buoc-tim-hieu-dac-trung-cua-mot-doan-tho-bai-tho

Các bước tìm hiểu đặc trưng của một đoạn thơ/bài thơ

Các bước tìm hiểu đặc trưng của một đoạn thơ/bài thơ.

1. Xác định phương thức biểu đạt.

– Chính: một phương án (thường là biểu cảm).

Ví dụ:  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ sau.

Trả lời:

– Biểu cảm/ miêu tả,..

– Các: từ hai phương án (thường là biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự)

Ví dụ: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ sau.

Trả lời: Biểu cảm kết hợp miêu tả/Biểu cảm kết hợp tự sự,…

→ Yêu cầu:  Đọc kĩ đoạn thơ, căn cứ nội dung đối chiếu với các phương thức biểu đạt để tìm câu trả lời.

2. Xác định thể thơ.

– Xác định thể thơ:

+ Đếm số chữ trong từng dòng thơ

+ Kết luận:

  • Các thể thơ hiện đại (5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ, tự do);
  • các thể thơ truyền thống (ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, lục bát, song thất lục bát).

Ví dụ: Xác định thể thơ trong đoạn thơ sau:

Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…

Trả lời:

– Thể thơ trong đoạn thơ trên: thể thơ 5 chữ.

3. Tìm hình ảnh, từ ngữ thể hiện một nội dung.

– Đọc kĩ câu hỏi, gạch chân dưới từ ngữ quan trọng.

– Đọc văn bản để tìm những từ ngữ, hình ảnh liên quan đến nội dung cần trả lời.

Ví dụ:

1/ Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên khổ thơ …của nhà thơ…..

2/ Hãy ghi lại 2 hình ảnh thiên nhiên được tác giả sử dụng để miêu tả tiếng thơ thầy đọc……

4. Chỉ ra và nêu tác dụng các biện pháp tu từ.

– Đọc kĩ, gạch chân dưới từ ngữ quan trọng.

– Đối chiếu với đặc điểm của các biện pháp tu từ -> gọi tên biện pháp/ chỉ ra từ ngữ, hình ảnh biểu thị biện pháp tu từ đó.

  • So sánh: A = B (tương đồng)
  • Ẩn dụ: B (Xuất hiện trong câu thơ) → A (ẩn) (A và B nét tương đồng)
  • Hoán dụ: B (Xuất hiện) → A (ẩn) (A và B tương cận (gần gũi và đi liền với nhau)).
  • Điệp từ: từ nào được lặp lại, lặp lại mấy lần.
  • Liệt kê (cái gì, thuộc trường nghĩa nào)

– Nêu tác dụng (xem tác dụng của các BPTT đã học).

+  So sánh, ẩn dụ, hoán dụ: gợi hình gợi cảm; nhấn mạnh ý cần biểu thị.

+ Nhân hóa: sinh động, hấp dẫn/nhấn mạnh ý cần biểu thị.

+  Điệp từ, điệp ngữ: nhấn mạnh cái được điệp lại/ tạo âm hưởng cho lời thơ (tha thiết/hào hùng)

+  Liệt kê, phóng đại: nhấn mạnh cái liệt kê/phóng đại => ca ngợi/phê phán.

+ Đảo ngữ: nhấn mạnh cái được đảo, tạo liên kết câu

Ví dụ:

1/ Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai”

2/ Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ:

Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.

5. Xác định nội dung chính của văn bản.

a. Xác định đối tượng trữ tình (được miêu tả và phản ánh trong bài thơ) và nhân vật trữ tình (xưng em, anh, tôi, thường là sự hóa thân của tác giả).

– Căn cứ vào nhan đề, từ ngữ, hình ảnh lặp đi lặp lại để rút ra nội dung chính.

b. Nội dung chính của một đoạn thơ/bài thơ bao giờ cũng có hai phần. Để tìm được nội dung chính, cần trả lời câu hỏi:

+ Câu hỏi 1: Đối tượng trữ tình được miêu tả trong bài thơ có đặc điểm như thế nào?

+ Câu hỏi 2: Thông qua việc miêu tả, phản ánh đối tượng trữ tình, tác giả đã bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình như thế nào?

c. Bài thơ đã miêu tả/phản ánh … Qua đó, tác giả đã thể hiện sự…

6. Trình bày cách hiểu về một câu thơ, đoạn thơ.

– Đọc kĩ câu hỏi, gạch chân dưới từ ngữ quan trọng.

– Giải thích những từ ngữ quan trọng.

– Đưa ra cách hiểu của bản thân theo nghĩa đen, nghĩa bóng ý nghĩa cả câu thơ/đoạn thơ.

– Rút ra bài học cho bản thân.

Ví dụ: Trình bày cách hiểu câu thơ sau của nhà thơ Xuân Quỳnh: “Ở hiền thì lại gặp hiền/Người ngay thì được phật tiên độ trì”

7. Bày tỏ quan điểm và lí giải tại sao.

– Học sinh đọc kĩ câu hỏi, gạch chân dưới từ ngữ quan trọng.

+ Bày tỏ quan điểm (đồng ý/không đồng ý).

+ Lí giải:

– giải thích từ ngữ quan trọng, ý nghĩa cả câu thơ/ đoạn thơ,

– Nếu không có … thì sẽ … (hướng xấu)

– Nếu có …thì sẽ …(kết quả tốt).

+ Kết hợp kiến thức xã hội để giải thích và đi đến kết luận.

Ví dụ:

– Em có đồng ý với quan điểm: “Ở hiền thì lại gặp hiền/Người ngay thì được phật tiên độ trì” hay không Vì sao?

Trả lời:

– Em/tôi có đồng ý với quan điểm: “Ở hiền thì lại gặp hiền/Người ngay thì được phật tiên độ trì”

– Bởi vì:

+ Ở hiền là: ………………………

+ Gặp hiền là: …………………….

+ Người ngay là…………………..

+ Phật tiên độ trì là…………………

– Hai câu thơ trên được hiểu như sau:

Sở dĩ tôi đồng ý vì:

+ Nếu không ở hiền và sống ngay thẳng thì …

+ Nhưng khi ở hiền và sống ngay thẳng thì…

→ Kết luận: Chính vì thế, đây là một quan điểm đúng đắn cần thực hiện trong cuộc sống.

8. Thông điệp có ý nghĩa nhất? Tại sao?

+ Đọc kĩ đoạn thơ/bài thơ, xác định nội dung chính của bài thơ đoạn thơ ra nháp.

+ Xác định thông điệp (có ý nghĩa đối với mọi người) gắn liền với nội dung chính hoặc câu thơ có ý nghĩa làm nổi bật tư tưởng chủ đề của đoạn thơ/bài thơ.

+ Lí giải tại sao đây là thông điệp ý nghĩa bằng cách kết hợp những hiểu biết xã hội.

  • Nếu không thực hiện thông điệp thì ntn?
  • Nếu thực hiện thông điệp thì ra sao?

→ Kết luận.

Ví dụ: Qua đoạn thơ trên, tác giả gửi đến chúng ta thông điệp gì?

9. Bài học rút ra? Tại sao?

– Đọc kĩ đoạn thơ/bài thơ, xác định nội dung chính (ra nháp)

– Rút ra bài học (có ý nghĩa với bản thân) về nhận thức, hành động.

– Căn cứ vào tình hình thực tế bản thân, hiểu biết xã hội để lí giải.

Ví dụ:  Từ ý nghĩa đoạn thơ trên, em rút ra được bài học gì?

10. Đoạn thơ đã bồi đắp những tình cảm gì?

– Căn cứ vào nội dung chính của bài thơ/đoạn thơ để trả lời.

Ví dụ: Đoạn thơ viết về quê hương thì trả lời đã bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước,…..

→ Nói tóm lại: chúng ta có thể nêu các cung bậc tình cảm: yêu thương, căm ghét, tự hào, cảm phục, quý trọng, căm thù, đồng cảm, xót thương…

11. Em có nhận xét như thế nào về thái độ, tình cảm của tác giả:

– Căn cứ vào nội dung chính, có thể trả lời:

+ Đoạn thơ đã thể hiện thái độ, tình cảm… Đó là thái độ: tôn trọng, ngợi ca, lên án, phản đối, dứt khoát, rõ ràng

+ Đó là thứ tình cảm rất nồng nàn, chân thành, tha thiết. Thứ tình cảm xuất phát từ một tái tim, một tấm lòng…

+ Chính thái độ, tình cảm ấy khiến cho đoạn thơ hay hơn, xúc động, truyền cảm, chạm đến trái tim bạn đọc. Giúp cho tôi hiểu sâu sắc hơn về … (Nội dung chính, tư tưởng chủ đề của đoạn thơ.

Ví dụ: Đọc đoạn thơ anh, chị hiểu thế nào về tình cảm mà nhà thơ dành cho người thầy của mình?

Lưu ý:

– Học sinh trả lời bằng câu (có chủ ngữ + vị ngữ, kết thúc bằng dấu chấm).

– Nhận diện đúng câu hỏi, huy động kĩ năng trả lời của từng loại câu hỏi.

– Đề bài hỏi gì thì trả lời đấy.

– Trả lời ngắn gọn, đầy đủ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang