Cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ (có yếu tố tự sự và miểu tả)

Cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ (có yếu tố tự sự và miểu tả)

Bước 1: Đọc kỹ đề, nắm chắc yêu cầu của đề:

– Phạm vi yêu cầu: giới hạn bài nào? Của tác giả nào?

– Bài thơ viết về vấn đề gì? Cần nêu bật ýnghĩa gì?

– Độ dài của đoạn văn (5-7 câu, 7-10 câu, 150-200 chữ, 10 dòng,…)

– Nắm nội dung và nghệ thuật:

+ Nếu là bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả thì điểm sáng nghệ thuật tập trung ở hoàn cảnh, sự việc, miêu tả nhân vật.

  • Chỉ ra các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả.
  • Vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung.

+ Nếu là bài thơ lục bát thì điểm sáng nghệ thuật thể hiện ở tình cảm, cảm xúc, thể thơ, cách gieo vần, hình ảnh, giọng điệu, cách ngắt nhịp, các biện pháp tu từ….

Bước 2: Xác định cách viết đoạn văn:

– Đoạn diễn dịch.

– Đoạn quy nạp.

– Đoạn song hành.

– Đoạn móc xích.

– Đoạn tổng-phân-hợp.

Bước 3: Lập dàn ý:

– Mở đoạn:

+ Giới thiệu tên bài thơ, tác giả.

+ Nêu cảm nghĩ khái quát về bài thơ.

– Thân đoạn:

+ Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

+ Đánh giá tài năng, tấm lòng của tác giả.

– Kết đoạn:

+ Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ.

+ Nêu ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

– Bước 4: Viết thành đoạn văn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang