cai-dep-ma-van-hoc-mang-lai-khong-phai-cai-gi-khac-hon-la-cai-dep-cua-su-that-doi-song-duoc-kham-pha-mot-cach-nghe

Nghị luận: Cái đẹp mà văn học mang lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.

Cái đẹp mà văn học mang lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật (Hà Minh Đức)

1. Giải thích.

“Cái đẹp”: Các yếu tố thẩm mỹ trong tác phẩm văn học. Đó có thể là cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của phong tục, cái đẹp của con người…

“Cái đẹp của một tác phẩm văn học” là những tư tưởng tốt đẹp, cao cả được thể hiện qua một hình thức nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo.

– “Cái đẹp mà văn học mang lại”: là cái đẹp nghệ thuật được sáng tạo do tài năng của người nghệ sĩ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ yếu thể hiện ở nội dung tư tưởng cao cả; hình thức nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo.

“Sự thật đời sống”: Các vấn đề hiện thực đời sống trở thành nguồn chất liệu cho tác phẩm văn học. “Cái đẹp của sự thật cuộc sống”: cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực; là vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người được kết tinh, chắt lọc từ hiện thực.

“Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật”: cái đẹp trong cuộc sống được nhà văn khám phá và cảm nhận ở chiều sâu tư tưởng, tình cảm để rồi khắc họa qua sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo; tạo nên sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; đem lại những giá trị thẩm mĩ cao đẹp…

Ý nghĩa khái quát: Ý kiến khẳng định cái đẹp của sáng tạo nghệ thuật trong mối quan hệ với hiện thực cuộc sống và tài năng của nhà văn đối với việc khám phá sáng tạo cái đẹp. Mỗi tác phẩm văn học phải truyền tải cái đẹp từ chính hiện thực cuộc sống. Vẻ đẹp ấy cần gắn với một hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, phù hợp với nội dung.

2. Lý giải vấn đề.

– Ý kiến trên đề cập đến đặc trưng của văn chương, nghệ thuật: lấy cái đẹp của hiện thực làm chất liệu, đề tài, cảm hứng sáng tác. Mọi sáng tạo nghệ thuật đều bắt nguồn từ cái đẹp trong đời sống.

a. Tại sao văn học cần phải gắn với cái đẹp?

– Trong nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ góp phần định hướng tư duy theo tiêu chí Chân – Thiện – Mỹ. Những nghệ sĩ chân chính, qua hoạt động nghệ thuật của mình, đã khẳng định những tư tưởng tiến bộ, nhằm phục vụ điều thiện và chính nghĩa.

b. Tại sao “cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống”?

– Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Cuộc sống là điểm xuất phát (cảm hứng, đề tài…) và cũng là đích đến của tác phẩm văn chương, bởi lẽ văn học được sáng tác để phục vụ cho cuộc sống  con người. Hiện thực là nguồn gốc của nhận thức, của ý thức, là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng nghệ thuật và đồng thời là chìa khóa giải thích các hiện tượng phức tạp của nghệ thuật. Chỉ khi hướng về với hiện thực cuộc sống, với đời sống nhân dân, nhà văn mới có thể tìm được cho mình nguồn cảm hứng dồi dào, chất liệu sáng tạo đặc sắc, đáng giá cũng như cho tài năng và vốn sống của mình cơ hội trả qua “lửa thử vàng” để từ đó càng phát triển mạnh mẽ hơn, đặc sắc hơn…

– Tác phẩm văn học chỉ có ý nghĩa thẫm mĩ, chỉ chinh phục được trái tim con người khi nó đụng chạm đến những vấn đề con người đang quan tâm, đang trăn trở. Khả năng văn học phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước vẻ đẹp đó.

– Tác phẩm văn học chỉ có ý nghĩa thẫm mĩ, chỉ chinh phục được trái tim con người khi nó đụng chạm đến những vấn đề con người đang quan tâm, đang trăn trở.

→ Những vẻ đẹp muôn màu muôn sắc của cuộc sống sẽ trở thành nguồn chất liệu đi vào văn học một cách tự nhiên.

– Giá trị thẩm mĩ của văn học được thể hiện ở nội dung: mang lại cho người đọc vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời, khám phá vẻ đẹp sâu xa trong nội tâm con người…

– Tác phẩm văn học phản ánh cuộc sống qua sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo cả về mặt nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Vẻ đẹp của  một tác phẩm văn học phải có sự hài hòa cả về mặt nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.

c. Tại sao cái đẹp ấy cần được “khám phá một cách nghệ thuật”?

– Do mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm văn học, cái đẹp về nội dung không tồn tại một cách riêng lẻ, nó luôn đòi hỏi gắn với một hình thức nghệ thuật phù hợp. Chính hình thức nghệ thuật làm nên hình hài sắc vóc để cái đẹp đó có thể đến được với bạn đọc.

– Thiếu khát khao vươn tới cái đẹp, nghệ thuật sẽ mất đi sức mạnh cơ bản của nó, sẽ không thể thanh lọc tâm hồn con người và cải tạo xã hội. Cho nên, nghệ thuật không những phản ánh quy luật của đời sống mà còn phản ánh cách đánh giá thẩm mĩ về đời sống.

– Trong nhận định của mình, giáo sư Hà Minh Đức nhân mạnh vào từ “khám phá”. Hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học cần phải mới mẻ, độc đáo, sáng tạo, không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình. Bởi yêu cầu về sự sáng tạo là yếu tố sống-còn đối với tác phẩm nghệ thuật.

→ Nhận định đúng đắn, sâu sắc, khẳng định tiêu chí để đánh giá một tác phẩm văn học chân chính. Đồng thời, nhận định cũng đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác: phải phản ánh chân thật cái đẹp của cuộc sống nhưng đó không phải là cái đẹp thuần túy mà là cái đẹp chân – thiện – mĩ.

3. Chứng minh qua một số tác phẩm.

a. Cái đẹp thể hiện ở nội dung, tư tưởng, cảm xúc tác phẩm:

– Sự trỗi dậy mãnh liệt của cái tôi cá nhân, trực tiếp bộc lội cảm xúc:  Hiện thực đời sống được miêu tả tinh tế, gợi cảm (Bức tranh mùa xuân tươi đẹp trong “Vội vàng”; Cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước trong “Tràng giang”; Cảnh Vĩ Dạ thơ mộng hữu tình trong “Đây thôn Vĩ Dạ”…) Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống.

–  Khám phá những khía cạnh tinh tế trong đời sống nội tâm con người, đặc biệt là tình yêu đôi lứa: Bộc lộ chân thực tư tưởng, nhận thức sâu sắc của nhà thơ về cuộc sống và con người (quan niệm về hạnh phúc, thời gian, quan điểm sống vội vàng trong thơ Xuân Diệu; ….)

– Cảm nhận tinh tế cuộc sống đắm say, khát khao giao cảm với đời, với người, với thiên nhiên tươi đẹp: Thể hiện những tình cảm cao quý, sâu sắc của tác giả (tình yêu nhiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc đời và con người….trong các bài thơ). Tình yêu quê hương, đất nước một cách thầm kín.

→ Cho thấy rõ nhận thức của nhà thơ về vai trò của cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật.

b. Cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật qua sự sáng tạo phong phú của mỗi nhà thơ.

– Phong phú về đề tài, đa dạng về thể thơ.

– Cách diễn đạt, dùng từ, hình ảnh mới mẻ, sáng tạo, độc đáo, mới lạ…

– Lời thơ giàu tính nhạc, ngắt nhịp đa dạng….

4. Đánh giá.

– Ý kiến đã định hướng cho người tiếp nhận các tác phẩm văn học đúng đắn, phải gắn giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học với hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.

– Nhấn mạnh tính hoàn chỉnh của cái đẹp nghệ thuật ở cả phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm văn học.

Nghị luận: Văn hóa không chỉ là một cái thắng giúp chúng ta dừng lại trước những cái xấu mà văn hóa còn vun đắp, giúp con người thăng hoa trước cái đẹp Giản Tư Trung).


Cái đẹp mà văn học mang lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật (Hà Minh Đức). Làm rõ ý kiến qua truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.

1. Kết cấu không gian nghệ thuật vòng tròn trong truyện ngắn “Chí Phèo”:

“Cái lò gạch bỏ không”: Nơi khởi đầu cho số phận đau khổ của Chí Phèo, gợi tới bi kịch số phận của một sinh linh bị chối bỏ, như một số không tròn trĩnh bị ném vào giữa cuộc đời, hoàn toàn không người thân, không gia đình, không tài sản, không nơi nương tựa.

“Nhà tù”: Cột mốc làm nên bi kịch tha hóa của Chí Phèo.

“Túp lều Chí Phèo”: Không gian diễn ra sự thức tỉnh của Chí sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, và cũng là không gian nơi Chí Phèo bị cự tuyệt, đau đớn và phẫn uất.

“Cái lò gạch bỏ không”: Kết thúc tác phẩm làm nên kết cấu vòng tròn đầy ám ảnh, gợi tới số phận quẩn quanh, bế tắc của người nông dân trong xã hội cũ.

2. Bàn luận:

– Qua hệ thống sơ đồ không gian, Nam Cao đã khái quát lên những “sự thật đời sống” đầy đau đớn: Xã hội thực dân nửa phong kiến đã dồn đẩy người nông dân vào con đường tha hóa để rồi rơi vào bi kịch bị tước đoạt quyền làm người. Đây là bi kịch có tính chất phổ biến trong xã hội nông thôn Việt Nam trước CMT8.

– Từ đó, ông đã khám phá ra những vẻ đẹp ở chỗ không ai ngờ tới:

+ Vẻ đẹp nhân tính không thể bị hủy diệt trong tâm hồn Chí Phèo.

+ Vẻ đẹp tình người nơi Thị Nở.

3. Những vẻ đẹp ấy được “khám phá một cách nghệ thuật”:

– Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

– Kết cấu đặc sắc.

– Ngôn ngữ sống động, giàu tính khẩu ngữ.

– Nghệ thuật trần thuật đa giọng điệu.

– Tính triết lý…

4. Khẳng định: Đánh giá về sức sống của tác phẩm “Chí Phèo” và vị trí của Nam Cao trong văn học. Bài học rút ra cho nhà văn và bạn đọc.

Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang