Cảm nhận hành trình của nỗi nhớ qua bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy), Làng (Kim Lân), Bếp lửa (Bằng Việt) và Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
- Mở bài:
Người nghệ sĩ đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà các văn nghệ sĩ hướng đến vẫn là con người. Lấy hiện thực cuộc sống làm cảm hứng sáng tạo, soi rọi hiện thực qua lăng kính tâm hồn của mình, người nghệ sĩ kí thác vào tác phẩm một phần cuộc sống của chính mình. Qua các tác phẩm “Ánh trăng” (Nguyễn Duy), “Làng” (Kim Lân), “Bếp lửa” (Bằng Việt) và “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê), ta thấy trong đó một nỗi nhớ âm thầm nhưng dai dẳng, có sức ám ảnh lớn.
- Thân bài:
1. Giải thích:
– “Hành trình của nỗi nhớ” là một hành trình có khởi điểm (bắt đầu từ những điều giản dị, thân quen), có quá trình (lúc đầy lúc vơi, lúc trào dâng mạnh mẽ, lúc lặng lẽ dịu êm,…), có giá trị, ý nghĩa sâu sắc (khiến con người nhận ra bao điều; khiến con người yêu thêm, hiểu thêm những giá trị cuộc sống để thấy đời mình ý nghĩa hơn,…). Đây là một nhan đề mang nhiều sức gợi, tạo được sự đồng cảm ở người đọc.
2. Bàn luận Hành trình của nỗi nhớ qua các tác phẩm:
+ Văn học phản ánh hiện thực mà con người là trung tâm của hiện thực nên con người sẽ là đối tượng hướng tới của văn học. Khi viết về con người, văn học không dừng lại ở việc miêu tả vẻ bề ngoài mà chú ý đến đời sống tình cảm với nhiều biểu hiện phong phú, sinh động. Một trong những tình cảm sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa chính là nỗi nhớ.
+ Văn học chân chính phải có khả năng lay động tâm hồn và tác động đến nhận thức của con người. Chính vì vậy, nỗi nhớ được nhắc đến trong văn học phải có chiều sâu, có quá trình, có giá trị nhân sinh tích cực, đem đến nhiều sự vỡ lẽ về nhận thức cho người đọc.
– Nỗi nhớ trong tác phẩm không phải là một khoảnh khắc, một phút bất chợt mà là cả quá trình với nhiều diễn tiến, kết quả của quá trình ấy là những tác động tích cực đến tâm hồn con người.
+ Trong bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy đã tái hiện những kỉ niệm sâu sắc với vầng trăng từ hồi nhỏ cho đến hồi chiến tranh ở rừng. Cũng có lúc vầng trăng bị nhân vật trữ tình lãng quên nhưng rồi vầng trăng ấy lại trở về vẹn nguyên trong nỗi nhớ khiến con người thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao và biết rút ra bài học về lẽ sống chung thủy cho mình.
+ Trong tác phẩm Làng của Kim Lân, ông Hai dù đi xa vẫn luôn nhớ về làng, về những ngày sống gắn bó cùng anh em đồng chí, nỗi nhớ biến thành nỗi hờn tủi khi nghe tin làng theo giặc và vỡ òa thành niềm sung sướng khi biết người Chợ Dầu vẫn một lòng với kháng chiến. Nỗi nhớ làng sâu nặng đã thể hiện sự gắn bó với quê hương và vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai.
+ Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, người cháu đã nhớ về những tháng ngày vất vả, gian khổ, gắn bó cùng bà bên bếp lửa tuổi thơ. Nỗi nhớ ấy đã thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
+ Trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, giữa chiến trường khốc liệt, nhân vật Phương Định vẫn nhớ về những tháng ngày hồn nhiên ở Hà Nội. Nỗi nhớ như cơn mưa rào tưới mát tâm hồn, giúp cô có những phút giây êm dịu giữa những ngày mưa bom bão đạn, khiến cô thêm lạc quan, yêu quý tuổi trẻ của mình và gắn bó với quê hương đất nước.
+ Hành trình của nỗi nhớ cũng chính là hành trình nhân vật tự nhận thức, hành trình người đọc xúc động, suy ngẫm và khám phá ra nhiều giá trị trong đời sống. Đây cũng chính là điều làm nên chiều sâu nội dung tư tưởng cho tác phẩm.
+ Muốn tái hiện lại hành trình của nỗi nhớ, nhà văn cần có vốn sống phong phú, tình cảm dạt dào và tài năng nghệ thuật. Muốn cảm nhận được hành trình của nỗi nhớ trong tác phẩm, người đọc phải có trình độ thưởng thức văn học và trái tim biết rung cảm.
- Kết bài:
Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được run lên ở các cung bậc và tình cảm và tình cảm chứ không phải là tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm như thế nào. Niềm vui của người nghệ sĩ chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. Và đó cũng là sợi chỉ đỏ kết nối giữa người sáng tạo và người đọc một cách bền vững.
- Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
- Nghị luận: “Tác phẩm văn học sẽ chết nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay niềm vui sướng hân hoan, nếu nó không đặt ra câu hỏi hay trả lời những câu hỏi”
- Nghị luận: “Nhưng người nghệ sĩ không muốn ghi cái đã có rồi, mà muốn nói điều gì mới mẻ. Anh muốn gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn gửi”
- Chứng minh: “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”