cam-nhan-hinh-tuong-nhan-vat-khach-trong-bai-phu-song-bach-dang-cua-truong-han-sieu

Cảm nhận hình tượng nhân vật khách trong bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu

Cảm nhận hình tượng nhân vật khách trong bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu.

“Khách” là sự phân thân của chính tác giả.

– Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức.

– Nhân vật khách xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao.

– “Tráng chí 4 phương” của khách được gợi lên qua hai loại địa danh.

+ Loại địa danh thứ nhất lấy trong điển cố Trung Quốc. Đây là những địa danh tác giả “đi qua” chủ yếu bằng sách vở, bằng trí tưởng tượng như: “Sớm … Vũ Huyệt”. Những hình ảnh không gian rộng lớn: biển lớn (“lướt bể chơi trăng”), sông hồ (Cửu giang, Ngũ Hồ), những vùng đất nổi tiếng (Tam Ngô, Bách Việt ) góp phần thể hiện rõ hơn điều đó.

+ Loại địa danh thứ hai là những đại danh của đất Việt, với không gian cụ thể: “Cửa Đại Than, … bến Đông Triều , … Sông Bạch Đằng”. Đây là những hình ảnh thật, có tính chất đương đại, đang hiện ra trước mắt và được tác giả trực tiếp mô tả. Chính vì vậy, cảnh sắc thiên nhiên nơi khách dừng lại là cảnh thực, cụ thể. Cảnh hiện lên thật hùng vĩ, hoành tráng (“Bát ngát … 1 màu”) song cũng ảm đạm, hiu hắt “bờ lau … xương khô”.

Trước cảnh tượng đó, với tâm hồn phong phú, nhạy cảm, “khách” vừa vui, tự hào, vừa buồn đau nuối tiếc.

→ Tâm trạng tiếc nuối, hoài cổ.

Bài phú thể hiện niềm hoài niệm về chiến công của các anh hùng dân tộc. Nêu cao vai trò của yếu tố con người với tinh thần ngoan cường, bất khuất trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang