Cảm nhận nỗi gian khổ của người lính lái xe qua câu thơ: “Võng mắc chông chênh đường xe chạy”
“Chông chênh” là một từ láy giàu giá trị gọi tả, gợi cảm. Từ “chông chênh” gọi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững chãi. Trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ thì từ “chông chênh” gọi sự nguy hiểm. Đây là một nét vẽ hiện thực táo bạo mà Phạm Tiến Duật tái hiện lại chân thực cuộc đời gian khổ của người lính lái xe Trường Sơn. Trong hoàn cảnh chiến đấu hết sức gian khổ, họ phải ăn, phải ngủ trên xe. Những giấc ngủ ngắn trong rừng hoặc trên dọc đường đi giữa làn mưa bom của kẻ thù nhằm huỷ diệt sự sống, ngăn chặn bước tiến của đoàn xe vận tải.
Song, từ “chông chênh” còn gọi tả phong thái hiên ngang của người lính. Bom đạn của kẻ thù tưởng như có thể dùng sức mạnh để huỷ diệt sự sống con người nhưng không thể. Hình ảnh những chiếc võng mắc “chông chênh” trên tuyến đường Trường sơn khói lửa ấy đã chứng minh điều ngược lại: sự sống không chi tồn tại mà còn tồn tại trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang, tư thế của người chiến thắng: “Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”
Câu thơ tái hiện một cách tinh tế gian khổ mà những người lính lái xe Trường Sơn phải trải qua. Đó là cuộc sống gian khổ, phải ăn, phải ngủ những giấc ngủ ngắn ngày trên xe giữa những làn mưa bom của giặc đang ngày đêm trút xuống nhằm huỷ diệt sự sống.
“Chông chênh” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ “chông chênh” gợi ta tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững chãi. Song trong hoàn cảnh của bài thơ, từ “chông chênh” còn gợi tả phong thái hiên ngang của người tính như ngạo nghễ, thách thức kẻ thù. Họ luôn có tư thế tiến về phía trước. Điệp từ “lại đi” tái hiện vòng bánh xe lăn tiến lên phía trước, rộng hơn là đoàn xe vận tải lao nhanh ra mặt trận bỏ lại đằng sau tất cả đạn bom u ám để đến với bầu tròi xanh phía trước.
Bầu trời xanh là hình ảnh trượng trưng cho hoà bình, cho cuộc sống tươi đẹp. Với hình ảnh này, ta thấy được niềm lạc quan, niềm tin bất diệt của người lính vào chiến thắng của dân tộc. Từ đó, họ đinh ninh khẳng định: “Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước. Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Phải chăng đó là sức mạnh lớn lao để đoàn xe lăn bánh tới đích?