»» Nội dung bài viết:
Cảm nhận về tình yêu quê hương, gia đình được thể hiện qua hai đoạn thơ sau để thấy được điểm gặp gỡ của các tác giả:
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…”
(Bếp lửa – Bằng Việt)
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
Gợi ý làm bài:
- Mở bài:
Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa (in trong tập Hương cây – Bếp lửa) được viết năm 1963, khi tác giả là sinh viên đang học ở Liên Xô. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Tiếng gà trưa là một bài thơ được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Tác phẩm thể hiện những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Từ đó khắc sâu hơn tình yêu đối với đất nước, quê hương.
- Thân bài:
1. Đoạn cuối bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt):
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…”
(Bếp lửa – Bằng Việt)
Đoạn thơ là niềm thương nhớ của cháu về bà, về quê hương. Người cháu đã khôn lớn, trưởng thành được chắp cánh bay xa tới những khung trời rộng lớn: “có ngọn khói trăm tàn”,“có lửa trăm nhà”, “có niềm trăm vẫn không nguôi quên bếp lửa của bà “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” Bếp lửa ấy đã thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời.
Hơn thế nữa, bếp lửa trở thành biểu tượng của sự sống, niềm yêu thương, nghĩa tình, gia đình, đất nước, sức sống bền bỉ của tình người. Nhớ về bếp lửa là nhớ đạo lí cội nguồn của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời, là nghĩ về những phẩm chất cao đẹp của dân tộc và ý thức kế thừa, phát huy hơn nữa.
2. Đoạn cuối bài thơ Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh):
Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc – xóm làng – người bà – tiếng gà, quả trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước không phải là điều gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.
3. So sánh hai hình ảnh thơ:
Về nội dung: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện được tình cảm yêu nước, yêu quê hương sâu sắc. Tình cảm ấy bắt nguồn từ những tình cảm gia đình rất gần gũi thiết tha, cụ thể ở đây là tình bà cháu. Chính điều đó đã trở thành sức mạnh, thành chỗ dựa để con người vững bước hên đường đòi.
Về nghệ thuật: Biện pháp nghệ thuật điệp đặc sắc; giọng điệu thơ tâm tình thiết tha.
- Kết bài:
Hai bài thơ khẳng định sâu sắc sức sống của tình yêu quê hương, gia đình trong tâm hồn của mỗi con người. Nó chứng minh rằng người ta có thể tách quê hương ra khỏi con người chứ không thể tách con người ra khỏi quê hương. và những gì tươi đẹp của quá khứ sẽ trở thành nguồn sức mạnh dẫn bước con người đi đến tương lai.
- Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
- Cảm nhận ý nghĩa bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
- Phân tích ý nghĩa nghệ thuật của điệp từ “nhóm” trong bài thơ “Bếp lửa’
- Nghị luận: “Bài thơ Bếp lửa biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời”