cap-do-khai-quat-cua-tu-ngu

Soạn bài: Cấp độ khái quát của từ ngữ

Soạn bài: Cấp độ khái quát của từ ngữ

I. Nghĩa của từ còn gọi là ngữ nghĩa

Mỗi từ (tiếng, chữ) đều có một nghĩa rõ ràng, cụ thể. Có hiểu được nghĩa của từ thì lúc nói, lúc viết mới diễn đạt đúng ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của mình. Và có nắm được nghĩa của từ, thì lúc nghe người ta nói, lúc đọc văn bản mới hiểu được lời nói, văn bản.

Vì nghĩa của từ, mà cuối các văn bản, nhất là văn thơ cổ đều có phần chú thích. Các chú thích rất quan trọng vì đã giúp người đọc hiểu đúng câu văn, đoạn văn.

Ví dụ, bài “Chiếu dời đô” của Lý Công uẩn có chú thích về chữ “chiếu” như sau: “Chiếu là thể văn do vua chúa dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thế làm bằng văn vần, văn biền ngẫu, hoặc văn xuôi, được công bố và đón nhận một cách trang trọng. Một số bài chiếu thể hiện một tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước”. (Ngữ văn 8- NXB Giáo dục, 2002).

II. Nghĩa rộng và nghĩa hẹp của từ

Nghĩa rộng của từ ngữ là phạm vi cua từ ngừ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

Ví dụ:

Cây ăn trái —> Cam, quýt, nhãn, bưởi, dừa, lê-ki-ma,…

Cái nhà      —> Nền nhà, tưởng, mái, cột, trần, cửa,… .

Đất nước   —» Sông, núi, đồng ruộng, biển, biên giới,…

Vũ khí        —> Giáo, mác, cung tên, chiến mã, súng, máy bay, pháo,…

Nhân dân   —> Nông dân, công nhân, bộ đội, trí thức,…

Nghĩa hẹp của từ ngữ là phạm vi nghĩa của từ ngừ đó được hao hàm trong phạm vi nghĩa cửa một từ ngừ khác.

Ví dụ:

Sáo, diều, vẹt, họa mi, chèo bẻo,… —> chim.

Tục ngữ, ca dao, dân ca, hò vè,…  —> thơ ca dân gian.

Trắng, đỏ, vùng, xanh, tím,…          —> màu sắc.

Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngừ này. đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.

Ví dụ:

Lúa (thóc) có nghĩa rộng với các từ ngữ: lúa nếp, lúa tẻ, tám thơm,…

Lúa (thóc) có nghĩa hẹp với từ ngữ ngũ cốc.

Lúc nói và viết cần có vốn từ ngữ giàu có, đồng thời phải nắm chắc nghĩa của từ, các sắc thái biểu cảm của từ thì nói vù viết mới đúng, mới hay. Không chỉ phải hiểu nghĩa rộng và nghĩa hẹp của từ, mà còn phải biết nghĩa cụ thể, nghĩa trừu tượng, nghĩa đen, nghĩa hóng của từ ngữ.

Các nhà thơ còn phân biệt thực từ và hư từ. Thực từ là những từ có nghĩa thực, nghĩa cụ thể. Hư từ lù những từ đệm, dưa đẩy… (như liên từ, trợ từ…)

Ví dụ:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”.

(“Bác dến chơi nhà” – Nguyễn Khuyến)

Từ “thời” (thì) là hư từ; các từ còn lại là thực từ.

Luyện tập:

1. Tìm 3 động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó có một từ nghĩa rộng và hai từ nghĩa hẹp hơn, trong 2 câu văn sau đây:

“Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì toi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo ”.

(“Những ngày thư ấu”- Nguyên Hồng).

Trả lời:

“Khóc, nức nở, sụt sùi” là 3 động từ thuộc một phạm vi nghĩa.

“Khóc” có nghĩa rộng hơn; “nức nở, sụt sùi ” có nghĩa hẹp hơn, biểu cảm hơn.

2. Hãy tìm các từ ngữ theo 2 phạm vi nghĩa chỉ không gian và chỉ thời gian trong hai câu thơ sau ?

Của ta trời đất, đêm ngày,
Núi kia, đồi nọ, sông này của ta !

(“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” – Tố Hữu).

Trả lời:

Không gian —»trời, đất, núi, đồi, sông.

Thời gian —> đêm, ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang