cau-ghep-ngu-van-8

Soạn bài: Câu ghép – Ngữ văn 8

Soạn bài: Câu ghép

I. Đặc điểm của câu ghép:

1. Thế nào là câu ghép?

Xét ví dụ SGK/111.

a-Tôi /quên thế nào được// những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở  trong lòng tôi // như mấy cành hoa tươi/ mỉm

c          v                                                  c                                 v                                                      c                  

cười giữa bầu trời quang  đãng.

              v

b-Buổi mai hôm ấy, một buổi mai//đầy sương thu và giá lạnh, mẹ tôi/ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường/

c                  v                                        C             V                                                 c       

làng dài và hẹp. Cảnh vật chung quanh tôi /đều thay đổi, vì chính lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn.

               v                                           c            v                                     c     v

Tìm các cụm chủ-vị trong những câu trên.

Phân tích cấu tạo của những câu có 2 hay nhiều cụm chủ-vị .

– Đó là câu a và câu c

Câu nào có cụm c-v nhỏ nằm trong cụm chủ vị lớn?

– Câu a.

Câu nào có  các cụm chủ vị không bao chứa nhau?

–  Câu c.

Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới, cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép?.

+ Câu b: là câu đơn

+ Câu a: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.

+ Câu c: Là câu ghép

Ghi nhớ: sgk/112

Ghi nhớ: Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứai nhau tạo thành. Giữa các vế câu ghép có những mối quan hệ nhất định.

Ví dụ: B

Lan/ học bài còn tôi/ làm bài.
C       V               C        V

2. Cách nối các vế câu:

Tìm thêm các câu ghép trong đoạn văn ( Làm vào bảng con )

+ Câu: Hằng năm cứ vào….tựu trường.

+ Câu: Những ý tưởng ấy…không nhớ hết.

+ Câu: Cảnh vật chung quanh tôi … hôm nay tôi đi học.

Trong mỗi câu ghép trên, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

+ Câu1: Vế (1) và vế (2) nối với nhau bằng QHT ( và ). Vế thứ (2) và vế thứ (3) trong câu không dùng từ nối mà dùng dấu phẩy.

Các vế của câu ghép được nối với nhau như thế nào?

+ Câu 2: Các vế nối với nhau bằng quan hệ từ (vì)

+ Câu 3: Vế(1) và vế (2) nối với nhau bằng quan hệ từ ( vì); vế (2) và vế (3) không dùng từ nối mà dùng dấu (:)

Ghi nhớ: sgk/112

Có hai cách nối các vế câu:

– Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể:
+ Nối bằng một quan hệ từ;
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ;
+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).

– Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

Ví dụ:

Nối bằng một quan hệ từ:

– Muốn hục tốt, trước hết phủi chăm học, phủi cải tiến cách học.

– Chị Lan lo xếp đồ vào va-li còn tôi tranh thủ thu dọn mấy cái xe đồ chơi bỏ vào hộp giấy.

– Muốn học tốt thì trước hết phải chăm học.

– Thiên nhiên là một quyển sách tốt nhưng nó ít được sử dụng đối với người không biết cách đọc đó.

Nối bằng một cặp quan hệ từ:

Nếu con trai lão Hạc sớm về thì lão không phải chết trong đau đớn như thế.

– Lan không những học giỏi mà còn hát rất hay.

– Bé Thu vừa thương cha nó vừa tự trách bản thân rất nhiều.

Nối bằng dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang:

– Mẹ tôi đã mất, chị tôi đi lấy chồng xa.

– Lùng mất vé sợi, nghề vải đành phai bỏ.

– “Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này ? ”

(“Người thầy đầu tiên” – Ai-ma-tốp)

– “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”…

(“Đất rừng phương Nam” – Đoàn Giỏi)

– Đất nước đã sách bóng quân thù; bầu trời quê hương đã xanh trong trở lại; những cánh đồng đã được cày cấy.

II. loại câu ghép

1. Câu ghép chính phụ:

Khái niệm: Câu ghép chính – phụ là loại câu ghép có 2 vế được ghép lại với nhau, một vế chính và một vế phụ; giữa 2 vế được nối với nhau bằng quan hệ từ.

Ví dụ:

Cây cối tốt tươi /nhờ/ mưa thuận gió hòa. (câu ghép chính-phụ)

Câu ghép chính – phụ chí nguyên nhân – hệ quả. Các quan hệ từ thường được dùng là: vì, do, bởi, tại, nên, cho nên, mà,…

Ví dụ:

– Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.

– Tại ai há dám phụ lòng cố nhân.

– Bởi chăng ăn ở hai lòng,
Cho nên phận thiếp long dong một đời.

– Lan chăm chỉ và có phương pháp học tập tốt nên năm nào hạn ấy cũng dẫn đầu học sinh giỏi khối 8 trường ta.

Câu ghép chính phụ chỉ điều kiện – giả thiết, hệ quả thường dùng các quan hệ từ như: nếu, giá, hễ, thì… (chữ thì có lúc không bắt buộc).

Ví dụ:

– “Hễ cồn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi! ”.

– “Nếu ai có bộ mặt không được xinh đẹp thì gương không bao giờ nói dối, nịnh rằng là xinh đẹp. Nếu ai mặt nhọ, gương nhắc nhở ngay. Nếu ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo như để an ủ, để sẻ chia”…

– “Giá mà trời không mưa thì cả bọn chúng mình kéo nhau ra sân vận động đá bóng”.

Câu ghép chính phụ chỉ sự nhượng bộ – tăng tiến, thường dùng các quan hệ từ như: tuy, dẫu, dù, mà, mặc dầu, thà, rằng,…(khi vế chính đứng sau thì có thể dùng từ “nhưng, mà, nhưng mà,…” đặt đầu vế chỉnh).

Ví dụ:

– “Thà rằng liều một thân con,
Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây”.

– “Du tuyết rơi gió nổi,
Dù nắng cháy em ơi !
Bạn cũ có quên rồi,
Đợi anh về, em nhé ! ”

– Tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng Bác Hồ vẫn quyết tâm lên đường di chiến dịch.

Câu ghép chính phụ chỉ mục đích (sự việc) dùng quan hệ từ như để, đặng, cho,… ở đầu vế chính có thể dùng từ “thì ”, khi vế chính đứng sau).

Ví dụ:

– Em nguyện học tập tốt để làm vui lòng mẹ cha.

– Để làm vui lòng mẹ cha thì em phải học tập tốt.

– Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được hãnh diện.

2. Câu ghép đẳng lập.

Khái niệm: Câu ghép đẳng lập là loại câu ghép trong đó các vế bình đẳng với nhau về ngữ pháp, có thể không dùng quan hệ từ để nối các vế, hoặc chỉ nối các vế câu bằng những quan hệ từ liên hợp.

Câu ghép liên hợp không dùngỊ quan hệ từ để nối các vế, mà chỉ dùng dâu phẩy:

Ví dụ:

– “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”.

– “Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ấm phòng giam, tàn lửa tất nghe xèo xèo”.

– “Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng”.

Câu ghép đẳng lập sử dụng từ “và” để chỉ quan hệ bổ sung, hoặc quan hệ đồng thời giữa hai vế câu.

Ví dụ:

– “Tôi không lội qua sông thủ diều như thằng Quý /và/ không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa”.

– “Cái đầu lão nghẹo về một bên/ và/ cúi miệng móm mém cửa lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”…

Câu ghép đẳng lập sử dụng từ “rồi” để chỉ quan hệ nối tiếp.

Ví dụ:

– “Nắng nhạt vàng, rồi chiều sẽ đi qua,
Rồi trăng lặn, rồi tiếng gà lại gáy”

– “Người nhà lý trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, đu đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra…”

Câu ghép liên hiệp sử dụng các từ: mà, còn, chứ,… đế chí quan hệ tương phan hay nghịch đối.

Ví dụ:

– “Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì nhè lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên”.

– “Có bạc thì mới vào được cửa quan, chứ hai bàn tay trắng thì mần răng được “.

– “Một tháng chống càn ác liệt vừa qua thì trận lũ ào tới. Các rẫy bị tàn phá tan hoang. Bắp và muối dự trữ đã cạn mà lòng dân vẫn vững như núi. Lại vót tên, lại đào hầm chông, lại kéo nhau lên rẫy tỉa bắp. ”

Câu ghép đẳng lập có hai vế sóng đối nhau, hô ứng nhau, được sử dụng các cặp cụm từ như: không chỉ… mà còn, vừa… vừa, đang… đang,…

Ví dụ:

– Vừa ăn cướp, vừa la làng

– Thơ không chỉ lấy động tả tĩnh, mà còn mượn tĩnh để nói động.

– Lửa thử vùng, gian nan thử sức.

– Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.

III. Luyện tập

Bài tập 1: Tìm câu ghép trong các đoạn trích:

– U van Dần, u lạy Dần.( nối với nhau bằng dấu phẩy)

– Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ!

– Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không.

– Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.

Bài 2: Đặt câu ghép có các cặp quan hệ từ:

1. Sở dĩ đường quá lầy lội là vì trời mưa to.

Bài 3. Chuyển câu ghép vừa mới đặt thành câu ghép mới

1. Đường quá lầy lội vì trời mưa to.

2. Em tiến bộ giá em cố gắng.

Bài 4. Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng:

1. Con cho chưa đuổi,con mèo đã bỏ chạy.

Bài 5. Viết đoạn văn có sử dụng câu ghép

Trong thời đại ngày nay, mọi người đều có thói quen sử dụng bao bì ni lông. Vì nó vừa tiện lợi lại vừa rất rẻ.Thế nhưng,lợi bất cập hại. Chúng ta cần sử dụng bao bì ni lông thì môi trường càng bị ô nhiễm, sức khoẻ của con người càng bị suy giảm. Chính vì thế chúng ta cần thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, không sử dụng khi không cần thiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang