Phân loại các kiểu câu theo mục đích nói – Tiếng Việt 8

cac-kieu-cau-theo-muc-dich-noi-tieng-viet-8

Phân loại các kiểu câu theo mục đích nói.

Theo mục đích nói, trong tiếng việt phân làm 5 kiểu câu cơ bản. Căn cứ vào mụ đích nói (mục đích giao tiếp), người nói, người viết lựa chọn các kiểu câu sao cho phù hợp.

1. Câu nghi vấn.

– Đặc điểm: Câu nghi vấn là những câu có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)…không, (đã)…chưa,…) hoặc có từ hay (nối các vế câu có quan hệ lựa chọn).

Chức năng: Chức năng chính dùng để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,… không yêu cầu người đối thoại phải trả lời. Trong một số trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Ví dụ:

– Bạn đã làm xong bài tập làm văn chưa? → Chức năng: Hỏi.
– Ngày mai, các bạn có đến dự sinh nhật của Hồng không? → Chức năng: Hỏi.
– Cô chủ ơi, bao nhiêu một mớ rau này vậy cô? → Chức năng: Hỏi.
– Tại sao chúng ta không tự mình làm công việc này? → Chức năng: khẳng định.
– Cậu có ra ngoài ngay bây giờ hay không? → Chức năng: yêu cầu.
– Chúng mày có biết nó là người nhà của quan tuần phủ không? → Chức năng: Hỏi.

2. Câu cầu khiến.

– Đặc điểm: Câu cầu khiến là những câu có từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, … đi, thôi, nào, với,... hay ngữ điệu cầu khiến. Câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Chức năng: Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, nhờ vả, đe dọa,…

Ví dụ:

– Xin hãy cứu lấy đứa bé, nó không còn có mẹ. → Chức năng:Cầu xin.
Đừng hái quả ấy, nó còn xanh lắm. → Chức năng: yêu cầu.
Hãy dừng tay lại. → Chức năng:â lệnh, yêu cầu.
– Hãy bỏ rác đúng nơi quy đinh để bảo vệ môi trường. → Chức năng: đề nghị.
– Cứu tối với! → Chức năng: cầu cứu.
– Đi thôi nào! → Chức năng: thôi thúc, thúc giục.
Thôi, dừng ngay cái giọng sụt sùi mưa dầm ấy. → Chức năng:yêu cầu.

3. Câu cảm thán.

– Đặc điểm: Câu cảm thán là những câu có từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,… Câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

– Chức năng: Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết), xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

Ví dụ:

– Nếu không có thơ ca, cuộc sống sẽ buồn biết chừng nào! → Chức năng: bộc lộ cảm xúc lo lắng.
Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu! → Chức năng: bộc lộ cảm xúc đau buồn, tiếc nuối.
– Thương thay con cuốc giữa trời / Dẫu kêu ra máu có người nào nghe. → Chức năng: bộc lộ cảm xúc thương cảm.

4. Câu trần thuật.

– Đặc điểm: Câu trần thuật là câu không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. Câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng cũng có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. Kiểu câu cơ bản, được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.

– Chức năng: Câu trần thuật dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả. Ngoài ra, còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc,…

Ví dụ:

– Trăng lấp ló trên đầu núi, ánh sáng mơ màng trải khắp lưng nương → Chức năng: miêu tả.
– Những con sóng dồn dập vỗ vào bờ, bọt tung trắng xóa → Chức năng: miêu tả.
– Phía cuối chân trời, đàn chim lặng lẽ bay về phương Nam → Chức năng: miêu tả.
– Mấy ngày sau đó, nó bỏ ăn, bỏ uốn, cứ nằm im trong gốc nhà → Chức năng: kể.
– Ba ngày nữa sẽ có mưa tuyết rơi, mọi người hãy ở nhà, đừng đi xa → Chức năng: thông báo.
– Không ai học giỏi hơn bạn Ngọc. → Chức năng: nhận định.
– Tôi chỉ lỡ tay làm vỡ cái cốc chứ không hề cố ý. → Chức năng: trình bày

5. Câu phủ định.

– Đặc điểm: Câu phủ định là câu có từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, chả, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),… hoặc các cụm từ có hàm ý phủ định, bác bỏ: hay gì mà hay, đẹp gì mà đẹp,…

– Chức năng: Câu phủ định dùng để:

+ Thông báo, xác nhận sự không có mặt của sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả)

+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ)

Ví dụ:

 Tôi không đồng ý với ý kiến của anh. → Phủ định bác bỏ.
– Loài sói rất dũng mãnh, chúng không sợ hi sinh. → Phủ định miêu tả.
– Nam không đi Hà Nội với ba vì bận ôn thi. → Phủ định miêu tả.
– Không một sức mạnh nào có thể tiêu diệt được bản sắc văn hóa của dân tộc. → Phủ định miêu tả.

Hành động nói và các kiểu hành động nói thường gặp

1 bình luận

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Hành động nói và các kiểu hành động nói thường gặp - Thế Kỉ
  2. Bài 9. Thực hành Tiếng Việt: Câu hỏi, Câu cảm, Câu khiến, Câu khẳng định, Câu phủ định (Ngữ văn 8, Chân Trời Sáng Tạo) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.