Soạn bài: Câu cầu khiến (Ngữ văn 8, tập 2)

CAU-CAU-KHIEN

Câu cầu khiến

I. Đặc điểm hình thức và chức nưng của câu cầu khiến.

  • Xét ví dụ cho ở SGK/ 30.

Tìm câu cầu khiến trong đoạn trích.

– Thôi đừng lo lắng.

– Cứ về đi.

– Đi thôi con.

Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến ?

– Dựa vào các từ cầu khiến: thôi, đừng, đi

Các câu cầu khiến trên dùng để làm gì?

– Khuyên bảo, yêu cầu, ra lệnh, nhờ vả, van xin, khiếu nại, …

Đọc to các câu trong SGK.

Cách đọc câu “Mở cửa!” trong câu b khác trong câu a như thế nào?

– Đọc câu b nhấn mạnh hơn

Câu “ Mở cửa” (b) dùng để làm gì? Khác “Mở cửa” (a) như thế nào?.

– Câu b dùng để ra lệnh, trong a dùng để trả lời.

Câu cầu khiến là câu như thế nào? Khi viết câu cầu khiến cần dùng dấu gì ?

– Ví dụ:

+ Con hãy dũng cảm tiến lên.

+ Bạn đừng vẽ bậy lên tường.

+ Chớ vì thất bại mà nản lòng.

+ Chúng ta làm bài tập đi!

+Ta về thôi!

+ Dậy mà đi nào!

– Ghi nhớ : SGK/3

II. Luyện tập.

Bài tập1/31:

Những đặc điểm hình thức nào cho biết các câu sau là câu cầu khiến:

a. hãy

b. đi

c. đừng

Chủ ngữ trong 3 câu trên đều chỉ người đối thoại:

– Câu a: vắng chủ ngữ

– Câu b. Chủ ngữ : ông giáo

– Câu c. Chủ ngữ : chúng ta

Bài 2/32: Xác định câu cầu khiến:

1. Thôi, im cái điệu hát… ấy đi.

2. Em đừng khóc.

3. Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!

Câu a có từ cầu khiến, vắng chủ ngữ.

Câu b có từ cầu khiến, có chủ ngữ

Câu c có ngữ điệu cầu khiến, vắng chủ ngữ.

Bài 3/32: So sánh ý nghĩa và hình thức các câu:Câu a vắng chủ ngữ, còn b có chủ ngữ ơr ngôi thứ hai số ít. Nhờ có chủ ngữ mà trong câu b ý câu fkhiến nhẹ nhàng hơn ,thể hiện rõ hơn tình cảm của người với người nghe.

Bài 4/32: Dế choắt muốn Dế Mèn đào giúp một cái ngách từ nhà mình sang nhà Dế Mèn (có mục đích cầu khiến )

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.