Cảm nhận chất ân tình và hóm hỉnh của ngòi bút Tú Xương qua bài thơ “Thương vợ”.
- Mở bài:
“Thương vợ” là một bài thơ xuất sắc của Trần Tế Xương (Tú Xương). Bài thơ thể hiện niềm thương cảm, đồng cảm của nhà thơ với nỗi vất vả, gian nan của người vợ thủy chung, son sắt. Qua những lời tâm tình tha thiết, bài thơ biểu lộ chất ân tình và hóm hỉnh trong ngòi bút của Tú Xương.
- Thân bài:
1. Giải thích:
– “Chất ân tình”: Chất ân tình thể hiện ở phương diện nội dung. Tất cả sự vất vả, giãi dầu, đảm đang tháo vát và vẻ đẹp của bà Tú đều được cảm nhận qua đôi mắt và tấm lòng xót thương, cảm thông, biết ơn vợ của ông Tú.
– “Chất hóm hỉnh”: Chất hóm hỉnh thể hiện ở phương diện nghệ thuật.: cách dùng từ, giọng điệu, cách nói và chất trào phúng.
2. Chất ân tình và hóm hỉnh trong bài thơ “Thương vợ”.
* Hình ảnh bà Tú:
– Vất vả, tảo tần, đảm đang để lo cho cả một gia đình lớn.
– Vẻ đẹp tâm hồn : Sự cam chịu, nhẫn nhịn; đức hy sinh của bà Tú.
* Con người Tú Xương:
– Thái độ lên án thói đời.
– Thái độ tự trách mình không giúp được gì cho vợ mà còn khiến cái gánh trên vai vợ nặng thêm.
3. Nghệ thuật thể hiện:
– Bài thơ mới về đề tài, sáng tạo về cách sử dụng chất liệu dân gian tạo nên phong cách trào phúng nhưng lại đậm chất trữ tình.
– Bằng việc tiếp thu sáng tạo ngôn ngữ ca dao, dân ca và thành ngữ, Tú Xương đã diễn tả thành công vẻ đẹp nhân vật bà Tú đồng thời thể hiện đạo nghĩa vợ chồng. Chính điều đó đã tạo nên sức sống cho bài thơ.
- Kết bài:
– Tình yêu thương và sự quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu những nỗi vất vả gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú. Qua đó thể hiện vẻ đẹp nhân cách và tài năng cá tính độc đáo của Tú Xương.